Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc và quốc tế chuyển sang khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, để tìm kiếm nhân công giá rẻ. Tại Việt Nam, mức lương của công nhân tại các khu sản xuất lớn không vượt quá $85/1 tháng.
Xe cộ hiếm khi được di chuyển thông thoáng trên trục đường nối tỉnh Móng Cái của Việt Nam với tỉnh Nam Ninh - thủ phủ tỉnh Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc. Trên con đường dài 150 km mới được trải nhựa này, các xe tải chất đầy quần áo, giày dép, vật tư thi nhau gầm rú với tốc độ chóng mặt. Các sản phẩm này sẽ được bày bán ở trong vùng cũng như ở tỉnh Quảng Đông lân cận.
Một doanh nhân người Trung Quốc giải thích "Ở Việt Nam mọi thứ đều rẻ hơn, vì chi phí
nhân công ở Trung Quốc ngày càng tốn kém". Trung Quốc - cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới - đã không còn là một cỗ máy sản xuất mà ở đó công nhân viên chức làm việc như nô lệ trong các nhà máy, xí nghiệp để rồi chỉ được nhận đồng lương ba cọc ba đồng.
Tại thành phố Thẩm Quyến, công nhân đình công, biểu tình trước cổng nhà máy của các công ty nước ngoài. Nhưng theo ông Qiang Li - người sáng lập tổ chức phi chính phủ Mỹ China Labor Watch (CLW) thì "mọi việc đã dần khá hơn". Theo ước tính của ông thì 85% công nhân tại các nhà máy này đã được tăng lương hồi năm 2010.
Ông Qiang Li cho biết, áp lực đòi tăng lương của công nhân đã có tác động "rõ rệt": công nhân tại các nhà máy kiếm được $141/1 tháng, tăng 21%/năm. Tuy nhiên, ông cho rằng "các điều kiện làm việc thường không thỏa đáng".
![]() |
Công nhân thay ca tại khu công nghiệp Thăng long, Hà Nội (Ảnh: Time) |
Tìm đến Việt Nam vì "mọi thứ đều rẻ"
Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc và quốc tế chuyển sang khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, để tìm kiếm nhân công giá rẻ. Tại Việt Nam, mức lương của công nhân tại các khu sản xuất lớn không vượt quá $85/1 tháng.
Để tận mắt chứng kiến xu hướng di chuyển này, bạn có thể tìm đến thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội 40 km về phía Bắc. Vài năm trước, nơi đây vẫn còn những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, nhưng hiện nay những cánh đồng này đã phải nhường chỗ cho các công ty đa quốc gia và các nhà thầu phụ của họ.
Nhà máy trụ sở tại Bắc Ninh của Samsung là nhà máy lớn nhất của công ty này trên toàn thế giới, với số công nhân lên đến 9.600 người. Canon tuyển dụng 8.500 công nhân và công ty sản xuất thiết bị điện tử Foxconn của Đài Loan tuyển dụng 5.600 công nhân. Foxconn là nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất thế giới và cũng là công ty tư nhân lớn nhất tại Trung Quốc, với số nhân viên lên đến 420.000 người.
Một quốc gia cạnh tranh và năng động
Một cố vấn truyền thông làm việc tại trụ sở của Foxconn nhận định: "Việt Nam đã trở thành một quốc gia rất cạnh tranh và năng động".
Kể từ năm 2000, khu vực công nghiệp của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn không thể xác định chính xác số lượng các công ty Trung Quốc xây dựng nhà xưởng ở Bắc Ninh hay thành phố Hồ Chí Minh.
Theo một nhân viên người châu Âu chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng tại các nhà máy ở khu vực quanh Hà Nội thì một điều chắc chắn là: đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vốn ngủ quên từ lâu nay đột nhiên khởi sắc. Trong tháng 1/2011, Trung Quốc đã đầu tư vài triệu USD vào hai dự án tại Việt nam và hiện đang là nhà đầu tư lớn thứ 8 của Việt Nam.
Nhờ có Hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thực hiện từ đầu năm 2010, xuất khẩu tới Trung Quốc của Việt Nam đã tăng 49% trong 12 tháng qua, dù thâm hụt thương mại với quốc gia này đã chạm gần 9 tỷ Euro trong năm 2010.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ này. Tại thành phố Đông Hưng, Trung Quốc, các biểu ngữ lớn được giăng đầy để chúc mừng hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc xây dựng khu chợ biên giới lớn nhất của ASEAN đã được hoàn thành. Chi phí cho khu chợ diện tích 52 hecta này là 200 triệu Euro và khu chợ này sẽ sớm giúp các doanh nghiệp và thương nhân bán và/hoặc mua mọi sản phẩm mà Việt Nam có thể sản xuất với mức giá thành thấp.
Cẩn thận kẻo bị "láng giềng" thâu tóm
Các công ty Trung Quốc ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong thị trường Việt Nam: công ty CSGEC- người khổng lồ khu vực công trình công cộng và cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước, đang xây dựng khu phức hợp công nghiệp tại Móng Cái. Nhiều nhà môi giới từ Quảng Đông cũng có văn phòng riêng tại đây.
Đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc được sử dụng làm một tiêu chuẩn, trong khi tiền Đồng của Việt Nam lại bị mất giá hồi tháng 2 và đó là lần mất giá thứ tư trong vòng 15 tháng qua. Các nhà quan sát trong nước cảnh báo rằng Việt Nam đang ngày càng rơi vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Trên thực tế, quốc gia này là nước nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam và cũng là một nhà cung ứng quan trọng về thiết bị công nghiệp, sản phẩm điện tử, thép và sản phẩm dầu.
Việt Nam hiện đang nỗ lực chấm dứt nhập khẩu 15.000 loại sản phẩm, gồm có rượu và một số hàng hóa sản xuất. Các nhà quan sát trong nước nhận thấy, các loại thuế hải quan đánh vào một số sản phẩm đang có chiều hướng gia tăng. Đầu năm 2011, chính phủ Việt Nam đã phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Tác giả: Lơ Nguyễn (Theo TIME// VEF)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com