Ngày 18/8/2008, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 1129/QĐ- TTg, trong đó giao VCCI thực hiện một hoạt động rất quan trọng là "Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp, đưa ra quy trình, cách giải quyết đình công hiệu quả”…
Thời gian qua, VCCI đã tổ chức nhiều hoạt động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp như tổ chức hội thảo, tọa đàm, thực hiện nhiều dự án nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp... Mới đây, VCCI đã tổ chức tọa đàm "Về vai trò của tổ chức người sử dụng lao động trong việc phát triển mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp", thảo luận về việc xây dựng một "cơ chế ba bên" gồm đại diện người lao động là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; đại diện chủ sử dụng lao động là VCCI và cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Lao động Thương binh Xã hội để tăng cường đối thoại, giải quyết, hòa giải giảm thiểu tranh chấp trong quan hệ lao động.
Từ mô hình của Nauy
Ông Lars Berge - Phó Tổng giám đố tổ chức NHO của Na Uy (Tổ chức đại diện giới sử dụng lao động ở Nauy) nói: Hầu hết tại các nước châu Âu, "Cơ chế ba bên" gồm đại diện tổ chức chủ sử dụng lao động - công đoàn - nhà nước đã hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả nhiều chục năm qua, góp phần điều phối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể tại Na Uy, NHO đang hoạt động rất mạnh với 19.500 doanh nghiệp thành viên. Để NHO có sức mạnh tài chính, bồi đắp thiệt hại cho doanh nghiệp khi tranh chấp lao động, thành viên của NHO phải đóng 0,135% quỹ lương Cty mình năm nay cho quỹ hoạt động NHO, và 0,045% quỹ lương năm trước cho quỹ tranh chấp lao động. Các thành viên bầu doanh nghiệp vào hội đồng NHO vùng, còn hội đồng NHO trung ương thì 50% là do hội đồng NHO vùng cử vào, 50% là do các Hiệp hội doanh nghiệp cử vào. Theo "cơ chế ba bên" này, các bên đều độc lập, có quyền hạn như nhau, xem như ba vòng tròn lồng vào nhau, đại diện nhà nước là vòng tròn ở giữa chỉ có vai trò trung gian, giám sát về luật pháp...
Xây dựng "cơ chế ba bên" tại Việt Nam như thế nào?
Ông Lars Berge nhận định: Để giải quyết các vụ tranh chấp lao động, Việt Nam phải xây dựng một cơ chế "hòa bình" trong quan hệ lao động. Đình công tại Việt Nam xảy ra thình lình, không báo trước, không tổ chức, không đối thoại mà chỉ đòi quyền lợi (tăng lương, tăng thưởng...) ngay lập tức là do Việt Nam chưa xây dựng được "cơ chế 3 bên", chủ sử dụng lao động và người lao động kém đối thoại hiểu biết nhau... Cũng theo ông Lars Berge: VCCI Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm những gì mà NHO và các tổ chức đại diện chủ sử dụng lao động đã làm được. Muốn vậy, VCCI phải mạnh cả về lực lượng lẫn tài chính, tổ chức, mang lại quyền lợi thiết thực cho hội viên.
Ông Võ Tân Thành - GĐ VCCI TP HCM cho biết: Từ năm 2004, chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2004/NĐ - CP quy định: Tổng LĐLĐ Việt Nam, VCCI và Liên minh hợp tác xã cùng Bộ LĐTBXH xây dựng cơ chế phối hợp tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Ngày 15/7/2007, chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ủy ban quan hệ lao động, nhắc lại "cơ chế ba bên".
Nhiều doanh nghiệp ngành da giày và dệt may tham gia tọa đàm đều khẳng định mong muốn sớm có được một "cơ chế ba bên" theo mô hình mà Na Uy đã làm. Đại diện của nhà nước chỉ đứng trung gian, phụ trách các vấn đề liên quan luật pháp, chính sách... Hiện nay, tại Việt Nam, việc giải quyết đình công chính phủ giao cho Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm chính, các cơ quan khác chỉ phối hợp là khó khả thi.
Đại diện Công ty Donavicto (Đồng Nai) nói: Khi có tranh chấp, tốt nhất là đừng để xảy ra đình công, nếu đã đình công thì nên hòa giải theo quan hệ dân sự. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không có tổ chức nào đại diện cho mình giải quyết với người lao động, nếu giải quyết với tư cách người chủ thì thường là giải quyết sao cho có lợi cho mình, người lao động không muốn nghe. Còn mời các cơ quan nhà nước xuống cũng chẳng giải quyết được gì, vì người lao động không làm gì trái pháp luật, họ chỉ không muốn làm việc!
(Theo DDDN)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com