Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xử lý sai phạm trong xuất khẩu lao động

Hỏi: Tôi thấy các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) thường chỉ bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính. Vậy pháp luật có quy định trường hợp nào xử lý hình sự không? - Bùi Văn Thái - Mỹ Hào - Hưng Yên

Trả lời: Về nội dung này, năm 2007 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao đã ký Thông tư liên tịch hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ ra nước ngoài.

Theo thông tư này, sẽ truy cứu TNHS người có hành vi tổ chức, cưỡng ép người lao động ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Hình sự. Tội danh này có các khung hình phạt từ 2 đến 7 năm; 5 đến 12 năm và 12 đến 20 năm. Khi xét xử, tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và áp dụng Điều 50 Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt chung.

"Việc truy cứu TNHS người lao động ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại Điều 274 Bộ luật Hình sự " (khung hình phạt từ 3 tháng đến 2 năm). TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Tư, nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước trước khi xuất cảnh có thẩm quyền xét xử các vụ án về tội ở lại nước ngoài trái phép và về tội Tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép. Việc khởi tố, điều tra và truy tố các tội nêu trên thuộc thẩm quyền của cơ quan An ninh Điều tra  công an cấp tỉnh và Viện KSND cấp tỉnh.

Khi phát hiện hành vi tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép hoặc phát hiện người lao động có hành vi ở lại nước ngoài trái phép, Cục Quản lý lao động ngoài nước thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm và làm văn bản kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp người lao động ở lại nước ngoài trái phép, sau đó trở về Việt Nam thì trên cơ sở danh sách người lao động bị khởi tố do cơ quan điều tra thông báo, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh có trách nhiệm chỉ đạo các trạm công an cửa khẩu, khi phát hiện họ nhập cảnh về nước phải báo ngay cho cơ quan điều tra biết để xử lý theo thẩm quyền.

( theo luật sư Nguyễn Sơn - Đời sống pháp luật )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu