Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạn chế tham nhũng trong giáo dục bằng minh bạch

Hội nghị Đối thoại lần thứ 7 với các nhà tài trợ về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo diễn ra cuối tuần trước đã “vẽ ra” bức tranh đa dạng về thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.
 
Theo ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, các vụ tham nhũng chủ yếu rơi vào các lĩnh vựcnhư dạy thêm, học thêm; công tác tuyển sinh và công tác đào tạo; chuyển trường, chuyển lớp; lĩnh vực tài chính; đầu tư xây dựng trường lớp, công sở; xuất bản sách giáo khoa; công tác tổ chức cán bộ...

Điển hình là các vụ việc như: kỷ luật 1 trưởng khoa của Đại học Nông Lâm TP.HCM do sai phạm trong quản lý kinh phí các lớp đào tạo liên kết tại đơn vị; Sở Giáo dục & Đào tạo An Giang kỷ luật 4 hiệu trưởng, 3 kế toán, 4 thủ quỹ đã vi phạm trong quản lý tài chính để vụ lợi, đề nghị khởi tố 1 vụ tham ô trên 700 triệu đồng tại Trường THPT Xuân Tô, An Giang; vụ việc Trung tâm Hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ tin học ngoại ngữ thuộc Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức đào tạo không đúng quy định, tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không đúng quy định để thu lời bất chính. Trong vụ này, cơ quan chức năng đã thu hồi giấy phép hoạt động và đề nghị Hội Khuyến học Việt Nam giải tán Trung tâm này…

Mấu chốt của đa phần các vụ việc, theo nhiều đại biểu, đó là do không đảm bảo được nguyên tắc công khai, minh bạch. Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc thực hiện công khai minh bạch sẽ góp phần lớn trong việc đẩy lùi tham nhũng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Chính vì vậy, trong hai năm 2010-2011, hàng loạt các giải pháp nhằm thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình ở tất cả các khâu trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân đã được đưa ra. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của Bộ Tài chính trong sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên áp dụng cho các cơ sở giáo dục.

Đồng tình với những giải pháp trên, đại diện Tổ chức minh bạch Quốc tế (TI) khuyến nghị rằng, việc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam có lẽ cần thêm những can thiệp chính sách, hành lang pháp lý mạnh mẽ và sự ủng hộ của người dân. Kiến nghị về việc sớm xây dựng Luật tiếp cận thông tin được nhiều nhà tài trợ đưa ra với quan điểm xác định công cụ mạnh mẽ trong việc minh bạch hoá, chống tham nhũng.

(Theo Xuân Phúc // Báo đầu tư)

  • Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới
  • Chính thức đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính ưu tiên
  • Hợp tác 7 nội dung giai đoạn 2010-2011
  • Thúc đẩy phát triển bền vững ngành Dược liệu
  • Cấp phép WiMax cho mạng di động ảo đầu tiên
  • 22 nước công nhận nền kinh tế thị trường của VN
  • Giá xăng giảm 500 đồng/lít
  • Đổi mới cơ chế tài chính để giữ cán bộ y tế giỏi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi