Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bị từ chối giải cứu, tiền Đông Âu mất giá

Đồng tiền của các quốc gia Đông Âu đã giảm mạnh sau khi lãnh đạo EU và các nước Tây Âu từ chối giải cứu.
 

 

Lãnh đạo EU tại Brussels, Bỉ, đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị chi nhiều tỷ USD cho việc giải cứu nền tài chính ốm yếu của các thành viên phía đông Âu. 
 

Trước đó, Cao ủy chính sách tiền tệ EU ông Joaquín Almunia cho biết, EU đã cung cấp sự hỗ trợ lớn với các nước đông Âu, nhưng ông cho rằng cần phải có gói hỗ trợ thêm cho một số quốc gia mới.


Sau thông tin này, đồng euro giao dịch đêm qua tại New York đã giảm so với USD, giao dịch ở mức 1 euro đổi 1,2569 USD vào rạng sáng nay. Song xem ra, điều tồi tệ hơn còn đến với các đồng tiền ngoài khu vực euro.

Bị tác động nặng nề nhất là Hungary. Thủ tướng nước này, Ferenc Gyurcsany đã yêu cầu hỗ trợ thêm 180 tỷ euro tức 226,3 USD để phục hồi kinh tế. Sau khi bị từ chối, đồng forint của Hungary giảm 2,9% so với euro, 1 euro đổi được hơn 308 forint.
 

Chỉ số MSCI EM đại diện cho các thị trường chứng khoán đang nổi của Đông Âu cũng giảm 4% còn 88,3 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2003, Bloomberg News đưa tin.

Hàng loạt các quốc gia khác trong vùng như Latvia, Bulgaria và Romania cũng đang trải gia thời kỳ khó khăn, tín dụng đóng băng, đồng nội tệ yếu và đầu tư nước ngoài giảm trong thời gian gần đây.

Trước đó hồi tháng 12, Hungary đã nhận hỗ trợ khoản vay 15,7 tỷ USD từ IMF. Ngoài ra, Hungary cũng đã nhận thêm 8,4 tỷ USD từ EU và 1,3 tỷ USD từ World Bank. 
 

Mặc dù Hungary nói rằng còn nhiều chính phủ khác tại Trung và Đông Âu cần sự hỗ trợ, nhưng các quan chức Ba Lan, CH Séc, Estonia, Slovenia và Slovakia khẳng định rằng họ không có liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng mà Hungary đang phải trải qua. 


Một trong những lý do chính mà các quốc gia như Ba Lan, CH Séc, Slovenia và Slovakia chưa rơi vào tình trạng khó khăn là nhờ sự thay đổi tức thời trong ngân sách và các chương trình xã hội.


Tính đến năm 2008, nợ nước ngoài quá hạn của Hungary so với GDP đã tăng lên 106% so với mức 50% năm 2001. Trong 5 năm gần đây, thay vì đi vay thế chấp bằng tiền nội tệ, Hungary lại đi vay bằng tiền franc Thụy Sĩ.

(Theo TPO/ Bloomberg/AP)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • So đo lãi suất, tỉ giá
  • Tỷ giá USD/VND: Đề phòng đầu cơ
  • Đồng won Hàn Quốc thấp nhất vòng 11 năm
  • Tháng 1/2009: Số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 2,3%
  • Tỷ giá sẽ theo hướng ổn định
  • Phát hành 55.000 tỷ đồng trái phiếu trong 2009
  • Cần linh hoạt tỷ giá
  • Các đồng tiền Đông Âu xuống dốc sau khi bị Eu từ chối gói giải cứu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!