Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các đồng nội tệ Đông Âu đang ngày một mất giá

Các đồng tiền Đông Âu đang đua nhau trượt giá do hệ thống tài chính Đông Âu ngày càng gia tăng nhiều rủi ro, thách thức và nguy cơ này còn có khả năng lan rộng sang các nước Tây Âu.

Trong hai tháng đầu năm nay, đồng Zloty- Ba Lan trượt giá 15%, giảm 4,9 Zloty so với tỷ giá đồng EUR. Tuy nhiên, thủ tướng Ba Lan cam kết, Chính phủ sẽ sớm đưa ra hành động để “giải cứu” thị trường tiền tệ, ngăn chặn nguy cơ đồng tiền tiếp tục mất giá.
Bên cạnh đó, đồng Cuaron- Séc (CZK) cũng trượt giá 10%, giảm 29,68 CZK so với tỷ giá đồng EUR- mức thấp nhất kể từ tháng 10/2005 trở lại đây. Trong khoảng thời gian từ tháng 09/2008 đến tháng 02 năm nay, các ngoại tệ mạnh của Đông Âu thi nhau “trượt giá”. Đồng Phôrin- Hungari (HUF) trượt giá 28,9%, đồng Hryvnia- Ukraine trượt giá 42,2%, đồng RUB- Nga là 32,2%.
Các nhà phân tích đánh giá, rất có thể Đông Âu sẽ xảy ra tình trạng xáo trộn kinh tế với quy mô tương tự cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tại các quốc gia châu Á và việc thế giới lại phải đương đầu với “cơn bão tài chính” thứ hai là điều khó tránh khỏi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này đã “giáng đòn mạnh” tới hệ thống tiền tệ của các quốc gia Đông Âu, dẫn tới nhiều hệ lụy như: các khoản nợ nước ngoài không ngừng tăng cao, thuế đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, tỷ giá hối đoái dao động, tăng trưởng GDP sụt giảm và nạn thất nghiệp bùng phát…
Giới phân tích chỉ ra rằng, nền kinh tế Latvia đang rơi vào tình trạng vô cùng tồi tệ. Thực tế cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng trong quý IV/2008 của nước này giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ có Latvia mà ngay cả các nước như Hungari và Ukraina cũng phải đương đầu với tình trạng thâm hụt tài chính trầm trọng. Những nước vốn được xem có nền kinh tế vững chắc như Ba Lan và Cộng hòa Séc cũng không tránh được những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lần này.
Sau khi bản báo cáo công bố hôm 17/02 của Moodys được đưa ra, đơn vị tiền tệ mạnh của các nước Đông Âu đã thực sự không ngừng trượt giá so với đồng EUR. Tỷ giá đồng Zloty- Ba Lan rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Đồng CZK- Séc cũng xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Đồng HUF- Hungari rơi vào tình trạng tương tự.
Bản báo cáo của Moodys nhấn mạnh thêm, do khủng hoảng tài chính vẫn còn gia tăng và dự báo sẽ diễn ra trong thời gian dài nên nền kinh tế các nước chưa thể thoát ra khỏi tình trạng ảm đạm này. Hiện nay, vấn đề lưu thông tiền tệ của hệ thống Ngân hàng các quốc gia Đông Âu ngày càng trở nên “khắt khe” hơn. Bởi, các nhân tố như: rủi ro tăng, các tài khoản xấu xuất hiện, số vốn cho vay của Ngân hàng tăng trong khi đồng tiền lại mất giá…đã khiến cho lợi nhuận giảm mạnh và thâm hụt nguồn vốn của hệ thống các Ngân hàng này.

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Thị trường tiền tệ thế giới châu Á tuần kết thúc ngày 20/03: sụt giảm mạnh
  • Hiệu ứng giảm lãi suất
  • Tỷ giá 2009: Tăng trong vòng kiểm soát?
  • Nỗi lo lãi suất
  • Chính sách tỷ giá nào?
  • Một mặt bằng lãi suất mới được thiết lập
  • Tuần quan trọng của lãi suất
  • Hạ lãi suất cơ bản: Cần đi kèm với chống đầu cơ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!