Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ thế giới châu Á tuần kết thúc ngày 20/03: sụt giảm mạnh

Thị trường tiền tệ tuần qua biến động khá mạnh, nhiều đồng tiền ở châu Á sụt giảm mạnh với tốc độ giảm mạnh nhất trong 4 tháng trở lại đây.

Đồng Won của Hàn Quốc và đồng đôla Hồng Kông sụt giảm mạnh nhất do tình hình trì trệ trong lĩnh vực xuất khẩu. Tình trạng này sẽ lôi kéo nhiều nền kinh tế khu vực dấn sâu vào suy thoái.
 Ngân hàng đầu tư JPMorgan cho biết, nhiều tiền tệ ở châu Á bao gồm đồng Yên của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/11 năm ngoái. Giá đồng nội tệ của Hàn Quốc sụt dưới 1.500 Won/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2008, còn tiền tệ Đài Loan cũng rơi chạm đáy trong vòng trên 5 năm trở lại đây. Các báo cáo tuần này cho thấy, hàng xuất khẩu của Singapore giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm, còn kinh tế Đài Loan co lại với tốc độ nhanh kỷ lục.
Tetsuo Yoshikoshi, nhà kinh tế lỗi lạc tại Sumitomo Mitsui Banking Corp (Singapore) cho biết: “Chúng ta sử dụng đồng đôla Mỹ để thanh khoản, nhiều nều kinh tế trong khu vực bước vào suy thoái rất nhanh. Đó là lý do cơ bản giải thích tại sao tiền tệ châu Á lại suy yếu nhanh đến như vậy”.
Theo công ty môi giới tiền tệ Seoul, giá đồng Won tuần này sụt giảm 6,8%, đứng mức 1.506 Won/USD tại Hồng Kông, mức giảm lớn nhất từ đầu năm nay. Đồng đôla Đài Loan cũng trượt mất 2,2 %, đứng mức 34,808 NT$/USD và giảm giá trong 2 tuần liền. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2003.
Đồng Ringgit của Malaysia tuần này giảm 2,3%, đứng mức 3,6890 Ringgit/USD, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
 Ở một số quốc gia khác như Indonesia, đồng Rupiah trong tuần này trượt giá 1,6%, đứng mức 11,960. Đồng Peso của Philippine giảm 2,5%, đứng mức 48,30, mức sụt thấp nhất trong hơn 8 năm trở lại đây. Đồng Baht của Thái Lan mất 1,6% giá trị, đứng mức 35,71. Tiền Đồng của Việt Nam ít dao động hơn với mức 17.482,50 từ 17.484,50 vào tuần trước.

Nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm này là kinh tế suy thoái. Xuất khẩu phi dầu mỏ (NODX) từ đầu năm nay của Singapore giảm 35%, trong khi kinh tế Đài Loan để mất 8,4% vào quý IV/2008. Cả hai nền kinh tế này cùng với Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đang sa vào vũng lầy suy thoái. Bộ trưởng tài chính Yoon Jeung Hyun nhận định rằng kinh tế quý vừa qua Hàn Quốc có vẻ ảm đạm nhất trong một thập niên trở lại đây.
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế tại Bloomberg, nền kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001. Đài Loan và Thái Lan cũng sẽ công bố số liệu về hàng xuất khẩu.
Nhiều nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương Thái Lan tuần tới sẽ có phiên họp với các phân tích gia để tiến hành cắt giảm lãi xuất xuống mức 50 điểm cơ bản (1,5%).

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Các đồng nội tệ Đông Âu đang ngày một mất giá
  • Hiệu ứng giảm lãi suất
  • Tỷ giá 2009: Tăng trong vòng kiểm soát?
  • Nỗi lo lãi suất
  • Chính sách tỷ giá nào?
  • Một mặt bằng lãi suất mới được thiết lập
  • Tuần quan trọng của lãi suất
  • Hạ lãi suất cơ bản: Cần đi kèm với chống đầu cơ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!