Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cầm cự với tỉ giá tăng

Tỉ giá USD-VND lên cao khiến nhiều Cty sản xuất, phân phối và bán lẻ hàng công nghệ cao rơi vào thế khó xử. Tăng giá hay không để khoan sức mua là câu hỏi lớn đối với các DN bán hàng.

Trong hai tuần qua, tỉ giá USD-VND trên thị trường tự do tăng từ 18.500-18.700 đồng ăn 1USD lên mức hơn 19.700 đồng. Ông Đinh Anh Huân-GĐ kinh doanh của hệ thống bán lẻ ĐTDĐ, máy tính xách tay và các loại phụ kiện-cho biết, tỉ giá USD với VND đã tăng từ 5%-7%. Đến ngày 25.11, tỉ giá ngoài thị trường tự do vẫn ở mức cao. Chớp nhanh thời cơ giá USD tăng, hàng công nghệ xách tay về VN đã được nâng giá lên. Những loại và dòng ĐTDĐ đang "hot" đã tăng giá từ 5% đến 20%.

Đợt tỉ giá USD-VND tăng nóng vào tháng 7.2008, các nhà phân phối, bán lẻ liên tục điều chỉnh tăng giá bán hàng. Đợt này ngược lại, từ nhà sản xuất, phân phối đến nhà bán lẻ đều chưa vội tăng giá. Viễn thông A và Thế Giới Di Động hiện là hai nhà bán lẻ ĐTDĐ lớn nhất tại VN đều cho biết vẫn đang giữ nguyên giá bán các sản phẩm ĐTDĐ. Các nhà sản xuất và cung cấp hàng điện tử  hàng đầu ở VN như Samsung, Sony... cũng đang có chủ trương cầm cự để giữ mặt bằng giá ổn định.
 
Theo ông Đinh Anh Huân, trong ba quý đầu năm 2009, thị trường ĐTDĐ VN tăng trưởng khá. Tuy nhiên từ cuối tháng mười đến nay, sức mua giảm rõ rệt, từ 20%-30%. Đây chính là nguyên nhân Thế Giới Di Động không dám tăng giá sản phẩm, dù tỉ giá USD-VND tăng mạnh. Vì nếu tăng, e rằng sức mua sẽ giảm nữa, ảnh hưởng đến doanh số chung của năm.

Tỉ giá USD-VND tăng cao gây áp lực đối với hàng hoá bán tại VN, đặc biệt là hàng hoá nhập khẩu 100% từ nước ngoài, và cũng gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng CPI. Việc kìm chế tăng giá bán sản phẩm cho các DN lúc này, có thể xem là tích cực góp phần kìm giữ lạm phát.

Tuy nhiên, mức độ kìm chế sẽ được tới đâu? Bà Phạm Xuân Anh Thy-phụ trách đối ngoại của Sony Electronics VN-cho biết: "Nếu sự biến động về tỉ giá vượt quá sự kiểm soát của chúng tôi thì khả năng tăng giá có thể xảy ra".

Theo ông Đinh Anh Huân: "Chúng tôi chưa tăng giá bán hàng là vì có những lô hàng nhập từ khi tỉ giá USD-VND chưa tăng cao như hiện nay. Ngoài ra, để bù đắp phần chênh lệch, chúng tôi có thể điều tiết từ một số nguồn khác, hoặc có sự hỗ trợ của nhà phân phối. Tuy nhiên, nếu tỉ giá tiếp tục tăng cao kéo dài thêm vài tuần, và mức tăng từ 10% trở lên thì không có nguồn nào bù đắp nổi, chúng tôi buộc phải tăng giá bán hàng".

(Báo Lao Động)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Tỉ giá: Câu chuyện ngày càng căng thẳng!
  • “Kéo thẳng”… đường cong lãi suất
  • Đô la Mỹ tăng giá trở lại
  • Thị trường ngoại hối: Không thể sớm hết căng thẳng
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 24/11/09
  • Đồng USD giảm mạnh
  • Thị trường tiền tệ ngày 24/11: EUR/USD tăng mạnh
  • Đỉnh lãi suất huy động VND lùi về mức 9,99%/năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!