Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng Euro giảm giá mạnh trong tuần kết thúc vào 16/1

Đồng Euro giảm giá mạnh trong tuần qua do tình hình kinh tế khu vực đồng tiền này sa sút.

Đồng Euro đã giảm xuống mức giá thấp nhất trong 6 tuần so với đồng yên sau khi Standard & Poor’s hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp và đe dọa hạ xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Đồng euro hạ 1,6% xuống mức 1,3267USD/euro từ mức 1,3467USD/euro vào ngày 09/01. Từ đầu năm 2009 cho đến nay, euro hạ 5%.
Đồng euro trượt giá đến tuần thứ 3 liên tiếp so với USD. Đây là khoảng thời gian trượt giá dài nhất của đồng euro từ tháng 11/2008, nguyên nhân chính là Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm và thông báo có thể tiếp tục hạ lãi suất để giúp nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền này thoát khỏi suy thoái.
Mức cắt giảm lãi suất 0,5% của ECB không gây bất ngờ vì nằm trong dự báo trước đó của giới quan sát. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ tư của ECB từ tháng 10/2008 trở lại đây, từ mức 4,25%. Tháng 12/2008, ECB từng giảm lãi suất đồng Euro với mức giảm lớn chưa từng có là 0,75%.
Trên thực tế, lãi suất đồng Euro đã từng được đưa về mức 2% trong khoảng thời gian từ 2003 - 2005.
Trong tuyên bố cắt giảm lãi suất, ECB đề cập tới “viễn cảnh kinh tế tiếp tục xấu thêm” và “lạm phát ở khu vực sử dụng đồng Euro phù hợp với mức được coi là ổn định giá cả”.
Giới quan sát cho rằng, với những nhận định như trên, ECB sẽ chưa dừng việc cắt giảm lãi suất ở đây, vì kinh tế châu Âu đang mỗi lúc lún sâu vào suy thoái và chưa thể thoát ra khỏi tình trạng này trong một sớm một chiều. Nhiều nhà chuyên môn dự báo, lãi suất Euro sẽ còn được giảm về mức 1,5% trong cuộc họp của ECB trong tháng 3.
Thống kê mới công bố cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Eurozone hiện đang ở mức thấp kỷ lục, sản xuất công nghiệp tháng 11/2008 của khu vực sụt giảm mạnh nhất trong 18 năm, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 tăng lên mức cao nhất trong hai năm là 7,8%.
Nhiều khả năng, kinh tế Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Âu - đã sụt giảm 2% trong quý 4/2008, mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ. Trong khi đó, lạm phát tháng 12 của khu vực đã giảm xuống mức 1,6%. Theo định nghĩa của ECB, lạm phát ở dưới mức 2% đồng nghĩa với sự ổn định giá cả.

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng Rúp Nga mất 5-10%giá trị trong tuần kết thúc vào 16/1
  • Thị trường tiền tệ thế giới tuần 12-16/1: biến động mạnh
  • Diễn đàn kinh doanh: Cơ hội để nới tỷ giá
  • 2008, lượng kiều hối chuyển về TPHCM khoảng 5 tỷ USD
  • Lãi suất cho vay chỉ còn 6,5%/năm
  • Đồng USD tiếp tục tăng giá trên thế giới
  • Kịch bản cũ trên thị trường ngoại tệ có lặp lại?
  • EUR - 1 thập kỷ thử thách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!