USD sụp đổ, kinh tế Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ yêu cầu mức lợi tức cao hơn đối với các loại tài sản Mỹ, lợi tức trái phiếu sẽ tăng cao.
Việc USD hồi phục lên mức cao nhất từ khi khủng hoảng tài chính lên đỉnh cao vào năm ngoái là một trong số những điều khiến các nhà hoạch định chính sách an lòng.
Thận trọng hơn với rủi ro, nhà đầu tư quay lại đầu tư vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và vì thế ngăn đồng USD sụp đổ.
Năm nay, đồng USD suy yếu khi nhà đầu tư Mỹ mua các loại tài sản có mức lợi tức cao hơn.
USD sẽ tiếp tục tăng giá nếu nhà đầu tư còn ưa chuộng USD. Việc USD sụp đổ sẽ gây hậu quá khó lường đối với kinh tế thế giới.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Dự trữ New Zealand đang cảnh báo về những biến động trên thị trường tiền tệ. Tuần này, tỷ giá hối đoái sẽ là một chủ đề quan trọng trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Pittsburgh.
USD suy yếu, thế giới cũng phải chịu tác động. Trong suốt thập kỷ qua, kinh tế thế giới đã phải điều chỉnh với đồng USD yếu trong khi đó tăng trưởng kinh tế toàn cầu liên tục đi lên.
Thế nhưng trong bối cảnh tín dụng thắt chặt, khả năng đồng USD rơi xuống mức quá thấp sẽ có thể khiến giảm phát tăng cao trên thế giới.
Trong nhóm nền kinh tế các nước G7, tỷ lệ lãi suất cơ bản đang ở mức rất thấp, Ngân hàng Trung ương các nước đang in thêm tiền, thâm hụt tài khóa lên mức cao. Các nhà hoạch định chính sách không còn nhiều khả năng để ứng phó khi khi đồng nội tệ nước họ đột ngột tăng giá so với USD.
Trong trường hợp xấu nhất, việc USD tăng giá quá nhanh có thể đẩy một số nền kinh tế nhóm nước G7 rơi vào bẫy thanh khoản, đó là khi chính sách tiền tệ và tài khóa lỏng lẻo không còn đủ khả năng cứu kinh tế khỏi giảm phát.
Khi đó, chính phủ có thể viện đến bảo hộ. Để ngăn điều này, G7 có thể phải chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch ứng phó trên thị trường tiền tệ nếu đồng USD đột ngột sụt giá.
Trong 3 thập kỷ qua, đã có 3 lần G7 phải đồng thuận can thiệp vào tỷ giá các đồng tiền lớn trên thế giới. Năm 1985, G7 kỷ thỏa ước Plaza để làm suy yếu đồng USD. Năm 1987, G7 thay đổi quan điểm và cam kết hỗ trợ đồng USD đang trượt giá. Tương tự như vậy, năm 1995, G7 quyết định can thiệp vực dậy đồng USD. Năm 1998, Mỹ và Nhật bán USD để cứu đồng yên. Đến năm 2000, Ngân hàng Trung ương châu Âu, FED, Ngân hàng Trung ương Nhật, Anh và Canada cam kết hỗ trợ đồng euro.
4/5 lần can thiệp này đã thành công vang dội trong việc thay đổi xu hướng trên thị trường tiền tệ. Năm 1985, đồng USD ngừng tăng giá so với đồng yên và đồng mark Đức. Năm 1995, đồng USD bước vào xu thế tăng giá kéo dài cho đến suốt thập niên 1990. Năm 1998, đồng yên biến đổi theo đúng hướng mong muốn, còn năm 2000, đồng euro hiếm khi giao dịch dưới mức mong muốn của các nhà hoạch định chính sách.
Hiệp ước Louvre là một ngoại lệ. Dù tháng 2/1987, G7 đồng thuận hỗ trợ đồng USD, đồng USD tiếp tục trượt giá trong khi Ngân hàng Trung ương Bundesbank của Đức nâng lãi suất trong mùa hè. Lợi tức trái phiếu khắp thế giới tăg lên và cuối cùng phố Wall chấn động mạnh vào tháng 10/1987.
Bài học đối với các nhà hoạch định chính sách ở đây chính là việc những chính sách phối hợp sẽ có thể phù hợp với thị trường tiền tệ tuy nhiên còn cần phải tính đến thay đổi của tỷ lệ lãi suất trên toàn cầu.
Điều này hiện có nhiều ý nghĩ khi FED có ý định duy trì tỷ lệ lãi suất cơ bản đồng USD ở mức thấp cho đến năm 2010. Để việc phối hợp các chính sách phát huy hiệu quả tốt, các nước còn lại trong nhóm G7 cũng sẽ cần phải cân nhắc hạ lãi suất.
Tóm lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật cần hạ lãi suất cơ bản trong bối cảnh lãi suất cơ bản tại Anh và Canada đã ở dưới mức 0,5%.
Việc thay đổi chính sách tỷ giá sẽ không mấy dễ dàng đối với các Ngân hàng Trung ương. Thời kỳ năm 1987 cho thấy tỷ giá biến động mạnh sẽ khiến thị trường tài chính và kinh tế thế giới chịu sốc. G7 nên có kế hoạch cụ thể trong trường hợp thị trường tiền tệ biến động đột ngột.
( Cafef)
(Internet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com