Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó thu hút doanh nghiệp vay USD

Mặc dù lãi suất vay vốn bằng ngoại tệ hiện đã giảm mạnh, nhưng các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn vẫn chọn vay VND.

Hiện lãi suất cho vay bằng USD đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dần, mức cao nhất chỉ còn 3%/năm. Nếu so với vốn VND được hưởng hỗ trợ lãi suất (sau khi trừ mức hỗ trợ 4%/năm, doanh nghiệp phải trả phần lãi suất còn lại trên dưới 6%/năm), thì khi vay vốn bằng ngoại tệ, doanh nghiệp chỉ phải trả lãi vay bằng phân nửa.

Mặc dù vậy, xu hướng của các doanh nghiệp hiện nay là vẫn chọn VND khi có nhu cầu vay vốn.
Theo ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP á Châu (ACB), nhu cầu về vốn vay ngoại tệ của doanh nghiệp là luôn hiện hữu, nhưng so với năm trước, hầu hết doanh nghiệp vẫn thích vay VND hơn, vì được hưởng hỗ trợ lãi suất 4%/năm.

Mặt khác, theo đánh giá của ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), doanh nghiệp vẫn còn tâm lý lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường chưa hết khó khăn như hiện nay. Do đó, theo ông Thanh, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu tại ABBank vẫn muốn được vay vốn bằng tiền đồng, sau đó tìm nguồn ngoại tệ mua lại để sử dụng cho mục đích thanh toán.

Trong khi đó, các nhà xuất khẩu lại chưa muốn bán hết lượng ngoại tệ thu về, mà chủ yếu vẫn duy trì trên tài khoản, chỉ bán lại khi có nhu cầu thực sự về vốn. Đây là nguyên nhân khiến cung ngoại tệ của ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngược lại, lượng vốn huy động bằng ngoại tệ tiếp tục có chiều hướng tăng trưởng cao hơn dư nợ cho vay. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng tháng 5/2009 ước tăng 3,87% so với cuối tháng trước và tăng 13,64% so với cuối năm 2008. Trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 4,6% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 1,33% so với cuối tháng 4/2009.

Còn vốn đầu tư cho nền kinh tế tháng 5/2009 ước tăng 4,2% so với cuối tháng 4/2009 và tăng 14,91% so với cuối năm 2008 (đầu tư bằng VND ước tăng 4,96% và đầu tư bằng ngoại tệ chỉ ước tăng 0,68% so với cuối tháng 4/2009). Đây cũng là tháng mà dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ có mức tăng so với đà giảm mạnh của 2 tháng trước đó.

Sự mất cân đối trên đã khiến nguồn cung ngoại tệ trong mua bán chưa hết căng thẳng. Bởi các nhà nhập khẩu vẫn chưa mặn mà với việc vay vốn USD để dùng vào mục đích thanh toán. Họ chủ yếu vay VND, sau đó tìm cách mua ngoại tệ để thanh toán cho đối tác, nhằm tránh rủi ro biến động tỷ giá. Trong khi đó, nguồn USD mua vào của ngân hàng không được dồi dào, nên tình trạng mua – bán vượt trần vẫn tồn tại.

Tuy nhiên, để tránh vi phạm, các ngân hàng hiện chỉ làm đầu mối trung gian giới thiệu khách hàng có nhu cầu đến doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ bán và chỉ được hưởng một mức phí tương đối, mà theo họ đó là chi phí trong hoạt động.

Tình trạng mua – bán ngoại tệ vượt trần trong biên độ cho phép thường nóng lên khi tỷ giá hối đoái trên thị trường “chợ đen” tăng cao. Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại trong ngày 20/6 ở mức 17.800 VND/USD (cả mua và bán).

Tuy có giảm nhẹ so với cuối tháng trước, song do khách hàng không mấy mặn mà với việc đem ngoại tệ vào ngân hàng bán, nên các ngân hàng phải niêm yết giá mua cao bằng giá bán ra. Còn tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố cùng ngày trên là 16.952 VND/USD. Tỷ giá trên thị trường tự do tuy không biến động, nhưng vẫn ở mức cao.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, NHNN tiếp tục tăng cường kiểm tra, thanh tra về hoạt động tín dụng, cũng như chấp hành chế độ quản lý ngoại hối của ngân hàng. “NHNN sẽ tiếp tục có những biện pháp để chấn chỉnh hoạt động thu đổi ngoại tệ; hành vi niêm yết giá mua – bán hàng hóa bằng USD.

Quan điểm của NHNN là điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, dựa trên cơ sở diễn biến của thị trường, nhưng có sự can thiệp của Nhà nước và không phá giá đồng nội tệ”, ông Giàu nhấn mạnh.
 

(Theo Thùy Vinh // Báo đầu tư)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bắt đầu được hạch toán hỗ trợ lãi suất
  • Thận trọng với rủi ro lãi suất
  • FED có thể sẽ nâng lãi suất USD trong nửa đầu năm 2010
  • Trò chơi của USD và “đô la dầu mỏ” từ những dao động của giá dầu
  • Đồng USD trước cơn lốc mất giá
  • Triển vọng tỷ giá đồng USD đang xấu đi?
  • Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ được cầm cố để vay vốn bằng đồng Việt Nam
  • Hàn Quốc sẽ phát hành đồng tiền có mệnh giá lớn nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!