![]() |
Các ngân hàng vẫn đang tăng lãi suất huy động cả tiền đồng và đô la Mỹ. Ảnh: Lê Toàn |
Các ngân hàng có mức lãi suất thấp hơn các ngân hàng khác đang nâng lãi suất huy động cả tiền đồng lẫn đô la Mỹ để thu hút vốn.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ngày thứ Hai (21-9) đã nâng lãi suất huy động tiền đồng ở các kỳ hạn dưới 12 tháng với mức tăng từ 0,05 đến 0,2 điểm phần trăm. Theo đó, lãi suất dành cho cá nhân với kỳ hạn từ 3 tuần đến 12 tháng dao động từ 8,15% đến 8,95%/năm, và cho tổ chức là từ 8,15% đến 9,2%/năm. Ngoài ra, còn có các hình thức ưu đãi như gửi nhiều được tặng thêm lãi suất, tham gia dự thưởng.
Trước đó, một loạt các ngân hàng khác như SeABank, Việt Á, Miền Tây cũng nâng lãi suất huy động tiền đồng với mức huy động cho kỳ hạn từ 3 tháng đến 12 tháng đều trên 8,5%/năm.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong tuần thứ ba của tháng 9, hầu hết các ngân hàng, kể cả ngân hàng thương mại nhà nước, đều điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên trên mức 8%/năm đối với các kỳ hạn trên ba tháng. Cách đây một tháng, lãi suất tiền đồng ở các kỳ hạn dưới sáu tháng đều thấp hơn 8%/năm.
Lãi suất tiền gửi đô la Mỹ cũng đã nhích lên. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đã tăng lãi suất đô la Mỹ từ 0,15 - 0,5 điểm phần trăm trong tuần trước. Hiện nay, lãi suất đô la Mỹ của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là từ 1,3 - 2,5%/năm cho kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng, gần bằng với nhóm ngân hàng cổ phần với lãi suất từ 1,5 - 3%/năm. Lãi suất đô la Mỹ cao nhất hiện nay là 4,15%/năm của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.
Vào đầu tháng 6 các ngân hàng thương mại nhà nước đã cam kết giữ lãi suất huy động đô la Mỹ ở mức 1,5%/năm và lãi suất cho vay ở mức 3%/năm. Tuy nhiên, hiện lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đô la Mỹ phổ biến của các ngân hàng thương mại nhà nước dao động trong khoảng 3,5 - 5%/năm và của ngân hàng cổ phần là 4 - 6%/năm.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank), cho biết các ngân hàng tăng lãi suất đợt này không phải do thanh khoản, vì khi gặp khó khăn về thanh khoản các ngân hàng thường tìm vốn qua thị trường liên ngân hàng chứ không phải từ dân cư. Đợt tăng lãi suất lần này, theo ông Tùng, là do các ngân hàng nhỏ muốn gia tăng thị phần nên đẩy lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút thêm tiền gửi từ cá nhân. Do cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng khác không thể đứng yên vì nếu không họ sẽ không giữ được khách hàng.
(Theo T.Triều // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com