Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam

Cách đây 2 năm, Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND), khắc phục hiện tượng “đô la hóa” trong nền kinh tế với mục tiêu “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam” được triển khai theo Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian qua, các nhà quản lý đã thực hiện những biện pháp nâng cao tính chuyển đổi của VND gồm tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, xây dựng cơ chế để VND tham gia thanh toán xuất nhập khẩu; tiếp tục tự do hóa có lựa chọn các giao dịch vốn, bước đầu làm cho VND tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Từng bước khắc phục hiện tượng “đô la hóa” thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý ngoại hối; chấn chỉnh, kiểm tra và xử lý việc niêm yết, quảng cáo sản phẩm, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép; thu hút số ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng; đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, công khai thông tin nhằm ổn định tâm lý người dân về thị trường ngoại hối...

Mặc dù vậy, hiện nay, tính chuyển đổi của VND vẫn còn thấp, hiện tượng “đô la hóa” chưa được khắc phục triệt để. Một số doanh nghiệp và bộ phận dân cư vẫn còn tâm lý găm giữ ngoại tệ, làm biến động tỷ giá USD/VND, gây bất lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao tính chuyển đổi của VND có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ từng bước khắc phục hiện tượng “đô la hoá”, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối.

Theo các chuyên gia kinh tế, để thực hiện hiệu quả đề án trên, cần có những chính sách cụ thể để nâng cao sức mạnh và vị thế của VND trong và ngoài nước, kết hợp hài hòa giữa mệnh lệnh hành chính với những biện pháp kinh tế; các cơ quan quản lý, ngân hàng thương mại phải đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, nhu cầu du học, khám chữa bệnh ở nước ngoài, du lịch... của người dân theo cung - cầu thị trường, chứ không phải bằng cơ chế “xin – cho” mang nặng tính thủ tục hành chính.

(Theo Nhựt Thanh // Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Nâng cao tính chuyển đổi VND ngay trong nước
  • Đồng USD lên giá khiến giá đồng tiếp tục giảm
  • Lực đỡ từ tỉ giá
  • Trung Quốc sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ
  • Rủi ro khi đồng USD yếu
  • Lãi suất huy động đôla Mỹ nóng từng ngày
  • Giá vàng trước nguy cơ giảm tiếp
  • Vàng lập kỷ lục mới, giao dịch sôi động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!