Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhân dân tệ thách thức USD

Khi nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, đồng dollar của Mỹ (USD), đồng tiền quốc tế thông dụng nhất hiện nay, cũng đang gặp nhiều thách thức. Hồi tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner nói trước sinh viên Đại học Bắc Kinh rằng, trái phiếu Trung Quốc mua của Mỹ vẫn an toàn.

Câu nói này đã làm sinh viên cười. Thực tế, đồng USD đang bị giảm giá. Giá trị đồng USD giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Trung Quốc. Đồng tiền này chiếm 65% dự trữ ngoại tệ thế giới, giảm một chút so với cách đây 10 năm nhưng vẫn vượt xa đồng EUR (chỉ chiếm 26% lượng tiền dự trữ thế giới). Cần biết rằng 3/4 số tiền dự trữ thuộc các nền kinh tế mới nổi và chỉ riêng Trung Quốc chiếm 1/3 lượng ngoại tệ dự trữ toàn cầu. Vì thế Trung Quốc có lý do để lo ngại một khi Mỹ in tiền ồ ạt để đối phó với cơn khủng hoảng tài chính. Điều đó sẽ làm mất giá kho USD dự trữ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không muốn chơi một canh bạc rủi ro khi chuyển ngay tất cả nguồn tiền dự trữ của mình sang các loại tiền khác. Giờ đây, giải pháp của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) là: kêu gọi tìm một loại ngoại tệ toàn cầu mới và đưa đồng Nhân dân tệ (NDT) vào hệ thống thanh toán quốc tế.

Hồi tháng 3-2009, Thống đốc PBOC, ông Chu Tiểu Xuyên đề nghị thế giới nên thay thế USD bằng loại tiền tệ quốc tế mang tên SDR (Special Drawing Rights-quyền rút vốn đặc biệt) do IMF lập ra vào năm 1969 để các thành viên thanh toán bổ sung cho nhau, hạn chế dùng vàng và USD. Mặc dù được định giá theo giá trị trung bình của USD, EUR, yên và bảng Anh nhưng đến nay đồng tiền SDR gần như không được sử dụng. SDR chỉ chiếm chưa tới 1% tổng lượng tiền dự trữ trên toàn cầu. Theo ông Chu, khối lượng SDR nên được tăng thêm mạnh mẽ và rổ ngoại tệ làm căn cứ của SDR nên bao gồm cả NDT. Brazil, Ấn Độ và Nga đã ủng hộ đề xuất của ông Chu.

Vào ngày 1-7 vừa qua, IMF cũng đã phát hành trái phiếu bằng SDR trong nỗ lực nhằm khuếch trương đồng tiền này nhưng SDR vẫn mới được giao dịch giữa các ngân hàng Trung ương, chưa thể xuất hiện trong thị trường tự do. Theo các chuyên gia, phải mất ít nhất vài năm nữa, đồng tiền quốc tế này mới có mặt trên thị trường thanh toán và dự trữ.

Riêng về đồng NDT, kể từ ngày 6-7, các công ty được chọn lựa tại 5 thành phố của Trung Quốc được phép dùng NDT thanh toán với các đối tác tại Hồng Công, Macau và các nước ASEAN. Các ngân hàng nước ngoài có thể mua hoặc vay NDT từ Trung Quốc lục địa. PBOC cũng đã ký kết thỏa thuận với Argentina, đặc khu Hồng Công, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc. Theo đó cho phép các nền kinh tế này trả cho hàng hóa nhập từ Trung Quốc bằng NDT nếu họ không có đủ các loại ngoại tệ khác. Theo các chuyên gia, đến năm 2012, sẽ có gần 2.000 tỷ USD thương mại hàng năm thanh toán bằng NDT, đưa đồng tiền này trở thành một trong 3 loại tiền tệ hàng đầu trong giao dịch thương mại toàn cầu.

Khó có thể khẳng định SDR hay NDT sẽ sớm thay thế USD, trở thành phương tiện thanh toán và dự trữ hàng đầu thế giới. Nhưng những gì đang xảy ra cho thấy thách thức đối với USD không phải là nhỏ.

(Theo VŨ MINH // SGGP online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Lãi suất huy động VND và USD tiếp tục ổn định
  • Đồng tệ mộng đế vương
  • Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 8: 1 USD= 16.960 đồng
  • Lãi suất cơ bản tiếp tục ở mức 7%
  • G8 nhóm họp với G5: Không phá giá tiền tệ cạnh tranh
  • Thị trường ngoại tệ: Khan hiếm "ảo" do tâm lý "găm hàng"
  • Thị trường tiền tệ thế giới sáng 29/07/2009: Euro tăng giá
  • Euro giả lưu hành trên thị trường ngày càng nhiều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!