Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ thế giới sáng 29/07/2009: Euro tăng giá

Trong phiên giao dịch châu Á sáng nay, đồng Euro giao dịch quanh mức cao nhất 4 tuần qua so với Frăng Thuỵ Sĩ trước khi bản báo cáo của Italia được đưa ra với dự kiến là lòng tin vào hoạt động thương mại đã tăng lên mức cao nhất 8 tháng qua, thúc đẩy nhu cầu mua tài sản có sản lượng cao hơn.

Euro cũng tăng lên so với 14 trong số 16 đồng tiền lớn khác do dự báo bộ trưởng tài  chính Luxemburg, ông Jean Claud Juncker  ngày hôm nay sẽ thông báo dấu hiệu suy thoái tại khu vực 16 nước đang dịu đi. Đồng đô la Ôxtrâylia giao dịch quanh mức cao nhất 10 tháng qua so với đồng bạc xanh sau khi  bản báo cáo của ngành cho thấy số lượng bán nhà mới đã tăng lên trong tháng 6 và giá vàng tăng lên.

Vào lúc 12:10 phút sáng nay tại Tokyo, euro giao dịch ở mức 1,5232 francs so với mức 1,5236 vào lúc chiều qua tại Niu Oóc. Euro giao dịch ở mức 1,4188 USD so với 1,4167 USD và 133,90 Yên so với 133,95 yên. USD giao dịch ở mức 94,37 Yên so với 94,55 Yên.

Trong khi đó, USD lại hồi phục trở lại khỏi mức  thấp nhất trong năm nay so với các đồng tiền của 6 đối tác thương mại lớn của Mỹ sau khi có thông báo lòng tin tiêu dùng của Mỹ cao hơn dự kiến gây sụt giảm trên thị trường chứng khoán và dấy lên nhu cầu mua đồng USD như nơi chú ẩn an toàn. Đồng Yên tăng lên trong ngày thứ hai liên tiếp so với đôla Ôxtrâylia sau báo cáo cho thấy số lượng bán lẻ của Nhật đã giảm trong 10 tháng liên tiếp.

Ngày hôm qua, 28-7, đồng đô la Mỹ  đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay, trong lúc chứng khoán có đợt tăng giá dài nhất từ năm 2003 khi nhà đầu tư bán đô la mua cổ phiếu vì kỳ vọng kinh tế toàn cầu đang phục hồi.

Chỉ số đô la (Dollar Index – đo lường giá trị của đồng đô la Mỹ so với một số đồng tiền mạnh khác) đã xuống tới mức thấp nhất trong năm nay, trong khi chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI World Index có phiên tăng điểm thứ 12 liên tiếp.

Chỉ số đô la chỉ còn 78,315 điểm, giảm từ mức 78,626 điểm hôm trước và là mức thấp nhất kể từ ngày 18-12 năm ngoái. Chỉ số này cho thấy đồng đô la Mỹ tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền khác. Cụ thể, 1 euro ăn được 1,4292 đô la, nhiều hơn mức 1,4232 đô la hôm 27-7; 1 đô la Mỹ ăn được 95,10 yen Nhật, ít hơn mức 95,18 yen hôm 27-7.

Các đồng tiền khác cũng mạnh lên so với đô la Mỹ: đồng đô la Úc tăng giá ngày thứ ba liên tiếp, 1 đô la Úc đổi được 83,17 xu Mỹ, tăng 1,1%; đô la Canada tăng giá ngày thứ tám liên tiếp, 1 đô la Canada ăn 92,98 xu Mỹ nhiều hơn mức 92,49 xu hôm 27-7.

Tại  châu Âu, đồng euro lên giá so với đô la Mỹ sau khi ngân hàng Đức Deutsche Bank AG công bố lợi nhuận quí 2 tăng tới 68%, lên 1,09 tỉ euro (1,55 tỉ đô la Mỹ) so với mức 649 triệu euro cùng kỳ năm ngoái. Tổng giám đốc của Deutsche Bank, ông Josef Ackerman cho rằng, ngành ngân hàng và các thị trường tài chính châu Âu hoạt động khá ổn định trong quí, với doanh số tăng khoảng 4 lần so với cùng kỳ.

Tại Úc, Ngân hàng trung ương Úc RBA nhận định suy thoái kinh tế không đến mức trầm trọng như hình dung và cuộc phục hồi có thể nhanh hơn dự báo 6 tháng trước đây, biến động của thị trường vẫn nằm trong tầm kiểm soát. RBA đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản 3% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Xu thế chung của thị trường là những đồng tiền có lãi suất thấp đang được bán đi vì nhà đầu tư muốn chấp nhận rủi ro để kiếm lợi nhiều hơn ở thị trường chứng khoán. Hiện thời Brazil có lãi suất cơ bản cao nhất, ở mức 8,75%/năm; còn hầu hết các nền kinh tế khác lãi suất đều rất thấp nhằm mục tiêu kích cầu và thúc đẩy tín dụng: lãi suất cơ bản của Thụy Điển là 0,25%/năm, của Nhật Bản là 0,1% và của Mỹ là gần 0%.

Hôm qua chỉ số chứng khoán WDCI World Index tăng thêm 0,5%, vẫn trong chuỗi tăng giá dài nhất kể từ năm 2003; chỉ số Dow Jones Stoxx 600 cũng tăng ở tỷ lệ tương tự.

(Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Euro giả lưu hành trên thị trường ngày càng nhiều
  • Kiều hối: gửi nhiều nhưng tiền ít
  • Cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt căng thẳng
  • Khó thu hút doanh nghiệp vay USD
  • Bắt đầu được hạch toán hỗ trợ lãi suất
  • Thận trọng với rủi ro lãi suất
  • FED có thể sẽ nâng lãi suất USD trong nửa đầu năm 2010
  • Trò chơi của USD và “đô la dầu mỏ” từ những dao động của giá dầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!