Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ thế giới ngày 13/10/2009: USD giảm giá

Sáng nay, 13/10, tại châu Á, USD giảm giá so với đồng Euro trong ngày giao dịch thứ hai do chứng khoán châu Á đã tăng lên trước báo cáo cho thấy lòng tin của các nhà đầu tư Đức đã được cải thiện trong tháng thứ 3, gây giảm nhu cầu mua đồng bạc xanh như một tài sản an toàn.

Đô la Mỹ đã giảm trở lại so với 14 trong số 16 đồng tiền lớn khác do dự kiến thu nhập của các công ty hồi phục sẽ hỗ trợ hơn nữa chứng khoán.

Việc các nhà đầu tư dự đoán FED sẽ chậm thắt chặt chính sách tiền tệ hơn so với các ngân hàng trung ương khác là một trong những nguyên nhân khiến đồng USD giảm giá trong thời gian qua, khiến đồng tiền này giảm sức hấp dẫn so với đồng euro. FED đã cắt giảm lãi suất xuống gần mức 0% trong tháng 12/08 để hỗ trợ nền kinh tế đang chìm trong suy thoái.

Theo các nhà phân tích ở Societe Generale, mặc dù đồng USD lấy lại đà tăng giá trong thời gian gần đây, các nhà giao dịch không cho rằng đồng bạc xanh sẽ tăng mạnh khi các thị trường chứng khoán có một khởi đầu khá tốt trong thời điểm các công ty báo cáo doanh thu, trong khi dự đoán các đồng tiền châu Á sẽ tăng giá mạnh so với rổ tiền tệ của G7 chứ không chỉ là so với đồng USD.

Vào lúc 10 giờ sáng nay tại Tokyo, đô la Mỹ giao dịch ở mức 1,4785 USD đổi 1 euro so với mức 1,4773 chiều qua tại Niu Oóc. Đồng bạc xanh đã giảm còn 89,75 yên/ USD  so với mức 89,82 yên/ USD. Đồng Yên giao dịch ở mức 132,70/ Euro so với 132,72 chiều qua, thời điểm giảm xuống chỉ còn 133,32 yên/ USD, mức thấp nhất kể từ 25/09.

Đồng đô la Mỹ giảm do chỉ số chứng khoán Nikkei 225 đã tăng 0,4% và chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương cũng tăng 0,4%.

Chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 0,4% chiều qua. Chỉ số này đã tăng 4,5% trong tuần vừa qua, mức cao nhất kể từ tháng 7 do công ty Alcoa Inc đã bắt đầu thông báo lợi nhuận của  quý 3 với mức lợi nhuận cao ngoài dự đoán.

Trong khi đó, đồng Euro đã tăng lên do các chuyên gia kinh tế của  Bloomberg dự kiến lòng tin tiêu dùng của Đức sẽ tăng 58,8 trong tháng này so với mức 57,7 của tháng 9.

Đôla Niuzêlân đã tăng lên do bản báo cáo của chính phủ cho biết doanh số bán lẻ của nước Nam Thái Bình Dương này đã tăng lên trong tháng 8, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2007, dấy lên dự kiến rằng ngân hàng trung ương sẽ tăng tỷ lệ lãi suất. Đô la Newzealand đã tăng lên so với 16 đồng tiền khác do doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 1,1% trong tháng 8/2009 sau khi giảm 0,5% trong tháng 7/2009.Đôla newzealand đã tăng 0,6% đạt 73,79 Uscent so với mức 73,33 Uscent.

Đôla Ôxtrâylia đã tăng 0,1% đạt 90,85 Uscent so với mức 90,73 cent, ban đầu đồng đô la này đạt 90,95 Uscent, mức cao nhất kể từ tháng 8/2008.

Chiều qua, 12/10,  các đồng tiền châu Á đều giảm giá so với USD, trong đó đồng won Hàn Quốc giảm khỏi mức cao nhất 1 năm qua do dự báo ngân hàng Trung ương sẽ có các biện pháp hạn chế các đồng nội tệ tăng giá nhằm bảo vệ các nhà xuất khẩu.

Đồng won đã giảm 0,5% còn 1.169,95 won ăn 1 USD vào lúc 3 giờ chiều qua tại Seoul sau khi đạt mức 1.164/ USD vào buổi sáng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008. Đô la Đài Loan đã giảm 0,2% còn 32,29 đô la Đài loan / USD. Đồng ringgit đã giảm 0,1% còn 3,4010/ USD.

Đồng won dự kiến sẽ giao dịch quanh mức 1.050 đến 1.100 won/USD trong 6 tháng tới do các nhà hoạch định chính sách can thiệp hạn chế sức nóng của đồng nội tệ. Trong tuần vừa qua, mỗi ngày các quan chức của Hàn Quốc đã mua trung bình 500 triệu USD để bảo vệ mức tỷ giá 1 USD ăn 1.150 won.

Đôla Singapor đã giảm 0,5% còn 1,4002/ USD, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8.  Trong khi đó, đồng baht Thái Lan giảm trong ngày thứ hai do dự kiến ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm mức tăng sau khi đồng tiền này tăng lên mức cao nhất 15 tháng qua, đẩy tăng chi phí xuất khẩu.

Một quan chức của ngân hàng Thái Lan cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ can thiệp khi cần thiết để hạn chế sức tăng giá của đồng baht. Một quan chức ngân hàng cho rằng ngân hàng trung ương đang lo ngại về sức nóng của đồng baht do nó đã tăng quá nhanh.

Đồng baht đã giảm 0,1% còn 33,35 USD tại Bangkok chiều qua. Đồng tiền này đã tăng lên mức 33,23 trong ngày 8/10, mức cao nhất kể từ tháng 6/2008.

Cùng với nó, đồng peso của Philippine cũng đã giảm 0,3% còn 46,625 ăn 1 USD. Đồng rupiah của Inđônêxia giảm 0,3% còn 9.485 và đồng rupi Ấn Độ giảm 0,4% còn 46,58 ăn 1 USD. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ổn định ở mức 6,8248 ăn 1 USD.

(Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Hỗ trợ lãi suất: Ngân hàng ngại trách nhiệm
  • Tính kế "tẩy chay" USD?
  • Biến động tỉ giá là rào cản phát triển thương mại
  • Ngân hàng hạn chế cho vay, tăng lãi suất
  • Đô la Mỹ yếu nhất trong một năm
  • Hỗ trợ lãi suất cách nào cho hiệu quả?
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 09/10/2009: USD tăng trở lại
  • Đề nghị dừng đúng hạn hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!