Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ thế giới ngày 25/08/2009: Yên và USD tăng giá

 

Chiều nay, 25/08, tại châu Á, đồng Yên đã tăng lên mức cao nhất một năm qua so với Euro và USD tăng mạnh do lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ còn kéo dài đã làm giảm chứng khoán châu Á và làm sống lại nhu cầu mua USD như một tài sản an toàn.

Đồng Yên Nhật Bản đã tăng so với 16 đồng tiền lớn sau khi ngân hàng Sen Trust Banks Inc cho biết các cơ quan tài chính Mỹ có thể sẽ  thông báo tổn thất nợ lớn do hoạt động thương mại trong ngành bất động sản bếp bênh.

 Đồng đôla Ôxtrâylia giảm xuống sau 5 ngày tăng lên so với đồng bạc xanh do giá dầu, mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 4 của nước này, đã giảm và làm giảm nhu cầu mua  chứng khoán có sản lượng cao hơn.

Ông Tsutomu Soma, một thương gia tiền tệ và chứng khoán tại công ty giao dịch chứng khoán Okasan securities Co tại Tokyo cho rằng “ lại nổi lên lo ngại rằng các ngân hàng Mỹ có thể sẽ mất nhiều khoản vay và điều này sẽ dẫn tới những rủi ro không mong muốn và dấy lên hoạt động mua đồng Yên và đồng đô la Mỹ.

Vào lúc 6:27 phút sáng 25/08 tại Luân Đôn, tức 14:30 giờ Việt Nam,  đồng Yên đã tăng 0,7%, mạnh nhất kể từ 17/08, đạt 134,29/ euro so với mức 135,27 chiều qua tại Niu Oóc. Đồng Yên đã tăng thêm 0,6% giao dịch ở mức một đô la ăn 93,98 yên so với mức 94,56 yên. Đồng bạc xanh giao dịch ở mức một Euro ăn 1,4296 USD so với 1,4304 USD và tăng tới 1,6411 USD/ GBP so với 1,6417 USD.

 Đồng AUD giảm còn 83,63 Uscent so với mức 83,89 Uscent tại Niu Oóc chiều qua, thời điểm đạt 84,29 cent, mức cao nhất kể từ 14/08 và đạt gần mức cao nhất của họ trong năm nay. Giá dầu thô giao kỳ hạn tháng 10/2009 đã giảm 0,7% còn 73,86 USD/thùng.

Chỉ số chứng khoán trung bình Nikkei 225 giảm 0,5% và chỉ số chứng khoán châu Á Thái Bình Dương MSCI Asia Pacific giảm 0,2%.

Chỉ số đô la Mỹ, được tính bằng tỷ giá trung bình của 6 đồng tiền lớn so với USD, đã tăng ngày thứ hai liên tiếp trước khi Mỹ thông báo các số liệu mà người ta dự kiến rằng  chi tiêu tiêu dùng đã chậm lại và kinh tế giảm hơn dự kiến ban đầu trong quý vừa qua.  Chỉ số đô la Mỹ là 78,187 so với mức 78,220 chiều qua.

 Theo dự kiến của 61 chuyên gia kinh tế của Bloomberg, sức mua tiêu dùng đã tăng 0,2% trong tháng 7/2009 sau khi tăng 0,4% trong tháng 6/2009.

Theo họ thì các số liệu mà chính phủ Mỹ sẽ thông báo trong ngày 27/08 cho thấy kinh tế giảm  còn 1,4%  so với mức dự kiến giảm 1% đưa ra trong tháng trước đó.

Khu vực đồng Euro:

Việc đồng Euro bị mất giá chỉ là tạm thời trước khi bản báo cáo của cơ quan tài chính Ifo dự kiến thông báo vào sáng mai có thể cho thấy lòng tin thương mại của Đức sẽ tăng trong tháng thứ 5 liên tiếp, cho thấy dấu hiệu suy thoái tại khu vực 16 quốc gia đang được đẩy lùi.

Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu, ông Jean Claud Trichet cho biết hôm 22/08 rằng “có một số dấu hiệu khẳng định rằng kinh tế đang bắt đầu thoát khỏi thời kỳ rơi tự do”

Trong khi đó, ông John Lipsky, một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền Tệ quốc tế thì cho rằng: “ kinh tế thế giới đang có nhiều dấu hiệu phục hồi  rõ ràng”.

Cũng cùng quan điểm trên ông Akifumi Uchida, phó giám đốc điều hành về marketing của Sumitomo Trust & Banking Corp tại Tokyo cho rằng kinh tế khu vực Euro đang hướng về phía phục hồi và như vậy đồng Euro có khả năng tăng giá hơn nữa.

Theo dự kiến của 22 nhà phân tích của Bloomberg, ngân hàng trung ương châu Âu sẽ giữ tỷ lệ tái cấp vốn của họ ở mức 1% trong phần còn lại năm nay.

(Vinanet)

 

 

 

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!