Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ thế giới tuần kết thúc ngày 21/08/2009: các đồng tiền châu Á mất giá

Các đồng tiền châu Á tiếp tục mất giá so với đồng đô la Mỹ tuần thứ hai liên tiếp, dẫn đầu là đồng Won của Hàn Quốc và Rupee của Ấn Độ, do giới đầu tư lo ngại Trung Quốc thắt chặt tín dụng làm kìm hãm chi tiêu.

Chỉ số tiền tệ châu Á của Bloomberg-JP Morgan trong tuần ở mức thấp nhất một tháng qua, sau khi chỉ số chứng khoán Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 2,8%.

Chỉ số tiền tệ châu Á được xây dựng trên cơ sở theo dõi 10 đồng tiền được chi dùng nhiều nhất ở châu Á, không bao gồm đồng yên của Nhật Bản.

Tỷ giá giao dịch đồng Won của Hàn Quốc đã giảm 0,9% so với hồi cuối tuần trước, xuống còn 1.249,85 Won/USD tại Seoul.

Đồng Rupee của Ấn Độ giảm 0,7% xuống 48,605 Rupee/USD. Đồng Rupiah của Indonesia giảm 0,6%, xuống 10.015 Rupiah/USD.

Đồng Peso của Philippine giảm 0,8% trong tuần, nhiều nhất trong hai tháng qua, sau khi chính phủ nước này hôm 19/8 công bố thâm hụt ngân sách 7 tháng đầu năm là 188 tỷ Peso (3,9 tỷ USD), tương đương 75% mức thâm hụt dự kiến của cả năm.

Đồng Baht của Thái Lan thay đổi không đáng kể, hiện đứng ở mức 34,01 Baht/USD. Tỷ giá nhân dân tệ/USD hiện ở mức 6,8312 NDT/USD, không thay đổi nhiều so với mức 6,8342 NDT/USD hôm 14/8.

Đồng Ringgit của Malaysia tăng 0,1% lên 3,5125 Ringgit/USD.

Tuần này, chỉ số chứng khoán MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã mất 2,7%, mức giảm mạnh nhất trong 2 tháng qua.

 Ủy ban Pháp chế Ngân hàng Trung Quốc hôm 19/8 đã đưa ra một dự thảo những thay đổi quy định đối với các ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng có thể phải giảm cầm cố chứng khoán hoặc hạn chế các hình thức cho vay ngắn hạn phục vụ đầu tư tài chính, nhằm ngăn chặn nạn bong bóng chứng khoán.

Các quan chức cũng như chuyên gia kinh tế Trung Quốc đều tin rằng, đã có luồng tiền rất lớn chảy vào chứng khoán trong thời gian nới lỏng tiền tệ vừa qua.

Vì lẽ đó, chỉ số chứng khoán nước này đã tăng vọt 63% từ đầu năm tới nay.

Giới đầu tư châu Á lo ngại, việc giảm bớt tín dụng ở Trung Quốc sẽ kìm hãm nhu cầu sản xuất hàng hóa ở phần còn lại của châu Á. Nhập khẩu từ khu vực này vào Trung Quốc đã tăng 13% lên mức kỷ lục 703 tỷ USD trong năm 2008.

6 tháng đầu năm nay, con số này giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 252 tỷ USD. Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) hiện là điểm đến xuất khẩu số một của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

(Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Ngân hàng tăng lãi suất USD dài hạn
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 20/08/2009: USD giảm giá
  • Lãi suất VND liên ngân hàng có xu hướng tăng cao
  • Thị trường tiền tệ thế giới tuần kết thúc ngày 14/08/2009: Euro giảm giá so với Yên
  • Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu USD cho doanh nghiệp
  • Lãi suất huy động đang tăng
  • Tỷ giá - Bài toán không riêng của ngân hàng
  • Nhân dân tệ thách thức USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!