Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đón đầu sự trở lại của dòng vốn ngoại!

Các thông tin hỗ trợ có vẻ như đang yếu thế trước áp lực vực dậy nền kinh tế trong và ngoài nước, niềm tin về sự phục hồi của NĐT là rất mong manh! Nhưng hơn lúc nào hết, NĐT không nên buông xuôi, để mặc thị trường và ngồi im chờ thị trường “đổi gió” mà lúc này, hãy tranh thủ nhận diện nắm bắt cơ hội tốt để đầu tư đón đầu khi dòng vốn ngoại quay trở lại trong tương lai.
 

Thị trường vẫn hấp dẫn!

Vẫn có những cơ hội đầu tư nhiều triển vọng trong số cổ phiếu bị đưa vào diện bị kiểm soát tính đến thời điểm này. Với toàn TTCK Việt Nam, cơ hội đầu tư tốt đang hiện hữu khi so sánh với các TTCK khu vực theo những chỉ tiêu tài chính cơ bản như P/E, PEG…Phân tích của ông Kris Bartkus - cử nhân kinh tế Đại học Harvard hiện là chuyên gia phân tích cổ phiếu tại Công ty Chứng khoán Thăng Long cho biết, các cổ phiếu bị kiểm soát chia thành 3 loại: loại nên cẩn trọng đặc biệt khi đầu tư gồm 4 mã là BBT, VTA, TRI và TYA. Nhóm cổ phiếu có tính rủi ro cao gồm BTC, SAM, HAP, VHG, TPC và BHS. Hai mã cổ phiếu được cho là có khả năng hồi phục cao là REE và PPC. Đây là những mã có hệ số thanh toán nhanh ở mức tốt (2,8 lần với REE và trên 3 lần với PPC).
 

Giá cổ phiếu trên các thị trường thế giới đều đang sụt giảm trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì thế, giá cổ phiếu cũng đang trở nên hấp dẫn nhất. Với mức giá hiện tại, Việt Nam là nước có P/E thấp thứ hai (khoảng 10 lần), đứng sau Thái Lan (khoảng 7 lần) trong số các nền kinh tế khu vực châu Á. Cũng theo ông Kris, hiện các công ty blue-chip hoạt động dựa chủ yếu vào nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam có chỉ số P/E thấp hơn các công ty cùng ngành trong khu vực. Riêng với 3 công ty thuộc 3 ngành cơ bản là sữa, công nghệ thông tin và năng lượng (Vinamilk, FPT và PPC), chỉ số P/E hiện thấp hơn chỉ số P/E của các công ty cùng ngành và thấp hơn rất nhiều so với thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dần nhận ra điều này và ông Kris cho rằng, đã đến lúc nhà đầu tư trong nước nên mua vào những cổ phiếu bị định giá thấp để đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ trở lại Việt Nam trong tương lai.
 

Việc dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam suy giảm mạnh trong thời gian qua, theo nhiều nhận đinh là do Việt Nam thuộc loại thị trường mới nổi nên khi thị trường toàn cầu chao đảo nhà đầu tư có xu hướng rút vốn khỏi những thị trường dễ biến động nhất trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam lại có lợi thế là chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định nên khi TTCK Mỹ và Châu Âu khởi sắc trở lại, khả năng dòng vốn nước ngoài sẽ được rót lại Việt Nam là rất lớn.


Ông Hoàng Thạch Lân - Trưởng bộ phận phân tích, CTCK SMES: Thị trường tuột dốc liên tiếp trong nhiều phiên, nhưng khối lượng giao dịch tăng mạnh trong một số phiên. Điều này chứng tỏ thị trường có thể xấu đối với một số người và không kém phần hấp dẫn đối với một số người khác.


Song, dòng tiền vẫn đang “lẩn trốn”
 

Một chuyên gia chứng khoán cho biết, những khách hàng lớn của Công ty ông chưa có động thái rót vốn mạnh tay vào thời điểm này. Hơn nữa, qua phân tích kỹ thuật sâu, ông nhận thấy dòng tiền vẫn đang “lẩn trốn” thị trường.


Theo ông Nguyễn Văn Thịnh - Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng Công ty Chứng khoán Click & Phone, chưa có những điểm nào từ nội lực giúp thị trường có thể bật lên trong thời gian ngắn tiếp theo. Nói cách khác, hiện chưa phải là thời điểm mạo hiểm với đồng vốn. Nhà đầu tư vẫn còn đối mặt với nhiều thử thách khi VN – Index đi từ mức hiện nay đến mức hỗ trợ dài hạn trên 220 điểm. Trong khoảng thời gian này, có thể có những phiên điều chỉnh với mức tăng nhẹ, nhưng do thị trường chưa có nội lực nên xu hướng chung vẫn là giảm nhẹ và dần tạo đáy thực sự.


Có lẽ nhiều NĐT đã mua vào để hy vọng một con sóng mà lâu rồi chưa thấy xuất hiện, khái niệm “đáy” thị trường đã trở nên mơ hồ. Một vài NĐT bi quan cho rằng, VN-Index có thể về 200 điểm, còn HASTC-Index về 50 điểm. Vì thế, họ vẫn chờ đợi thị trường cho họ tín hiệu tích cực rõ nét hơn mới đầu tư. Và mỗi NĐT có một nhận định và sự tin tưởng vào mức đáy hấp dẫn để tham gia thị trường. Có 2 vấn đề NĐT cần quan tâm lúc này: một là chọn đúng cổ phiếu an toàn, hai là theo dõi sát thị trường để kịp đưa ra quyết định về thời điểm đầu tư của mình.   


Nhận diện cơ hội
 

Song song với khoảng thời gian kiên nhẫn chờ đợi xem thị trường tiếp tục thử thách đến đâu, hành trình “dò đáy” sẽ dừng lại ở mức nào, giờ đây một số nhà đầu tư đã bắt đầu đặt câu hỏi về thời điểm mua vào.


Làm thế nào để nhận biết thị trường đang có khả năng bật dậy. Đó là khi thị trường đã bão hòa với các tin xấu có nghĩa là tin xấu đến dồn dập mà thị trường vẫn không giảm điểm nữa. Mặt khác, tín hiệu mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố nên xem xét vì khi dự đoán tình hình đã tốt hơn họ mới quay lại thị trường.

Ông Lân cho biết, đối với nhà đầu tư thích "lướt sóng" thì lúc này đã gần kề một đáy nào đó, cho dù có thể chưa phải là đáy thấp nhất. Ngoài ra, cũng cần dựa trên sự phối hợp giữa phân tích kỹ thuật với đánh giá mức độ hấp dẫn của cổ phiếu, chứ không chỉ đơn thuần vẽ các đường Fibonaci rồi đưa ra dự báo. Xét một cách tịnh tiến, thị trường có thể về ngưỡng 220 điểm, nhưng không đi liền một mạch về mức đó, mà sẽ tùy thuộc vào trạng thái của nền kinh tế. Nếu xét Top 20 chứng khoán hàng đầu trên 2 sàn dựa theo quan điểm đầu tư P/E có thể thấy rằng, nhiều cổ phiếu đã trở nên hấp dẫn như VNM, DPM, FPT, PVD, STB...


Phòng phân tích Công ty chứng khoán Đông Á đã đưa ra các nhóm ngành mà NĐT nên ưu tiên xem xét trong năm nay theo thứ tự từ trên xuống bao gồm ngành chăm sóc sức khỏe vì tốc độ tăng trưởng khá, tính ổn định cao; ngành năng lượng dầu khí vẫn tiếp tục duy trì vị thế tăng trưởng nhờ chính sách kinh tế Việt Nam; ngành dịch vụ vẫn chịu nhiều tác động bởi khó khăn kinh tế nhưng tín hiệu khả quan từ nhóm ngành vận tải và dịch vụ cảng biển sẽ là động lực phục hồi cho toàn ngành...

Năm 2009 chắc chắn sẽ là năm đầy khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Niềm tin có thể bị thử thách, nhưng khó khăn và thách thức luôn đi đôi với cơ hội. Và cơ hội sẽ đến với những ai biết kiên nhẫn.
 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Hút hơn 5,3 tỷ USD vốn FDI trong hai tháng đầu năm 2009
  • Nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới Việt Nam
  • Quảng Nam thu hút nhiều dự án đầu tư
  • 70 triệu USD xây dựng khu y tế quốc tế công nghệ cao
  • Nhiều nhà đầu tư tìm hiểu quy hoạch Tây Hà Nội
  • Hà Nội: 3.395 tỷ đồng đầu tư phát triển trong 2 tháng đầu năm
  • TP Cần Thơ Thúc đẩy xúc tiến đầu tư
  • Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!