Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu: Công ty thải nhiều CO2 thu lời nhờ hệ thống hạn ngạch khí thải

Hệ thống hạn ngạch khí thải công nghiệp của châu Âu đang làm giàu cho những công ty thải nhiều carbonic (CO2) nhất, theo báo cáo mới đây của tổ chức Sandbag, Anh, phân tích về chính sách thị trường CO2.

Những giấy phép thải CO2 mà 10 công ty chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất thép, xi măng giành được trong năm 2008 chỉ trị giá 500 triệu euro, có thể lên tới 3,2 tỉ euro (4,3 tỉ USD) vào năm 2012, tương đương với số tiền mà Liên minh châu Âu (EU) đầu tư cho năng lượng tái tạo và công nghệ sạch trong kế hoạch khôi phục kinh tế. Theo chương trình mua bán khí thải (ETS), EU cấp giấy phép thải CO2 cho các nước thành viên để đáp ứng quy định đặt ra trong Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc, hết hạn vào năm 2012. Các nước này phân bổ hạn ngạch cho các ngành kinh tế thải nhiều CO2. Những công ty thải ít CO2 hơn mức cho phép có thể bán lại mức chênh lệch trên thị trường cho những công ty thải vượt mức. Về lý thuyết điều này mang lại nguồn lợi tài chính cho bất cứ công ty nào trở nên xanh hơn.

Tuy nhiên, các lĩnh vực năng lượng, thép, xi măng, vốn chi phối hệ thống này bị cuộc khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng, đang thải ít CO2 hơn dự kiến. Điều này đồng nghĩa với việc các giấy phép thải CO2dư thừa tràn ngập thị trường. Trong số 10 công ty được lợi nhất, hãng thép ArcelorMittal chiếm hơn 40% tổng số giấy phép thặng dư khí thải trong năm 2008; tập đoàn xi măng Lafarge, Pháp chiếm khoảng 12%; chi nhánh Corus của hang thép Tata và hãng thép SSAB - Svenskt Stal của Thụy Sĩ chiếm khoảng 10% mỗi công ty. Ngay cả khi những giấy phép này không được bán lại để kiếm lời, giá trị của nó vẫn được tính vào bảng cân đối kế toán của các công ty, tăng và giảm cùng với giá trị thị trường.

Hầu hết những giấy phép này rất dễ có vì các công ty này được cấp hạn ngạch cao hơn mức sẽ sử dụng. Dù nỗ lực ít hoặc thực chất không hề nỗ lực trong việc giảm khí thải, nhưng những công ty này vẫn thu lời lớn. Theo BlueNext, một trong rất nhiều sàn giao dịch CO2 ở châu Âu, giá một tấn CO2 hiện đã giảm 57% xuống chỉ còn khoảng 13 euro sau khi đạt đỉnh gần 30 euro vào giữa năm 2008.

Anna Pearson, nhà phân tích chính sách của Sandbag, nhận xét chương trình buôn bán hạn ngạch khí thải nhằm giảm bớt lượng khí thải CO2, nhưng thực tế các công ty đang thu những khoản tiền lớn mà không cần phải làm gì. Bà cho rằng chương trình cần được cải tổ, đồng thời EU phải tăng cường mục tiêu về biến đổi khí hậu. Sự sụt giảm CO2 theo sau suy thoái kinh tế toàn cầu có thể giúp cải thiện môi trường, nhưng giá CO2 thấp lại không khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và lắp đặt công nghệ mới để giảm lượng khí thải trong tương lai.

(Theo  // SGTT Online // AFP)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Hy Lạp hỗn loạn vì biểu tình
  • EC dọa trả đũa Mỹ về cuộc đấu thầu thiên vị
  • Báo động về bạo lực giới tính ở Bắc Âu
  • Nước Nga trong cơn lốc đỏ đen
  • Nghị sĩ Đức đề nghị Hy Lạp bán đất trả nợ
  • Gorbachev thành lập phong trào chính trị mới ở Nga
  • EU ra sức ép đòi Hy Lạp giảm thâm hụt ngân sách
  • Liệu Hy Lạp có trở thành một Lehman Brothers khác?