Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

GDP quý III/2009 của Tây Ban Nha giảm 0,3%

GDP quý III/2009 tiếp tục giảm 0,3% so với quý II/2009 và giảm 4% so với cùng kỳ 2008. Chỉ số giá công nghiệp đầu vào liên tục sụt giảm từ đầu năm, tính tới hết tháng 10/2009, chỉ số này đã giảm 4,2% so với cùng kỳ 2008 trong khi giá trị công nghiệp giảm gần 18,5% và số lượng đơn đặt hàng công nghiệp giảm 27%.

Hầu hết các ngành đều chịu ảnh hưởng nặng nền, đặc biệt là các ngành bất động sản, tài chính, ôtô, sản xuất máy, dịch vụ công nghiệp, du lịch … Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm trên 27%, tỷ lệ doanh nghiệp chờ phá sản tăng cao khiến Chính phủ buộc đơn giản hóa thủ tục phá sản và hình thành các khoản cứu trợ khẩn cấp để hỗ trợ doanh nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 19,3% vào cuối tháng 10, dự báo sẽ còn tăng tiếp lên trên mức 20%, điều này khiến tiêu dùng người dân co lại và trở thành cản trở lớn nhất cho khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu tính tới hết quý III/2009, giá nhập khẩu trung bình giảm tới 9,2% so với 2008 trong khi giá xuất khẩu trung bình suy giảm 4,8%. Kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm giảm gần 25%. Xuất khẩu chỉ đạt 115,6 tỷ Euro (tương ứng 173,4 tỷ USD), giảm 19,8% so với cùng kỳ 2008. Các mặt hàng giảm mạnh nhất là ôtô (-22,7%), máy móc thiết bị (-19,1%), hóa chất (-13,7%). Nhập khẩu giảm mạnh 30% và chỉ đạt 152,9 tỷ Euro (tương ứng 229,35 tỷ USD), mức giảm đang gia tăng so với 2 quý đầu năm cho thấy xu hướng sụt giảm sẽ còn tiếp tục thời gian tới. Mức thâm hụt thương mại giảm gần 50% so với cùng kỳ 2008 xuống còn 37,3 tỷ Euro (tương ứng 55,95 tỷ USD), tuy nhiên do lượng nhập khẩu sụt giảm chủ yếu là các nguyên vật liệu sản xuất như năng lượng, sắt thép, bột nguyên liệu sữa, thức ăn gia súc, hóa chất cơ bản … nên lại ảnh hưởng tiêu cực tới các lĩnh vực sản xuất thành phẩm khác.

Các ngành kinh tế đều ghi nhận mức sụt giảm mạnh tính tới hết quý III/2009  theo ước tính của các hiệp hội ngành hàng. Lĩnh vực sản xuất máy móc sụt giảm tới 24,3% so với cùng kỳ 2008, xây dựng giảm khoảng 11,5% (trong đó lĩnh vực xây dựng nhà ở giảm tới 25,5% trong khi xây dựng cơ sở hạ tầng tăng 1,5% do các chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ), tài chính ngân hàng giảm hơn 7%, các ngành hàng sản xuất hàng tiêu dùng giảm gần 10%. Du lịch cũng ghi nhận sự sụt giảm hơn 9% do lượng khách nước ngoài sụt giảm, thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch giảm mạnh. Nhu cầu tiêu dùng nội địa giảm 6,5% do tình hình việc làm khó khăn và tâm lý lo sợ mất việc làm thúc đẩy tiết kiệm.

TBN đang từ một nước tăng trưởng mạnh nhất Châu Âu với mức trên 3% từ trước khủng khoảng bỗng trở thành quốc gia có mức sụt giảm GDP nặng nền nhất (4% tính tới hết quý III/09). Lý do chủ yếu vì nền kinh tế đã dựa quá nhiều vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản, lĩnh vực này thu hút phần lớn nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn tài chính và công nghiệp. So với đầu 2008, giá nhà đất tại một số thành phố lớn giảm hơn 20% trong khi số lượng các giao dịch mua bán nhà đất thành công giảm 17,2%. Cùng với chính sách thắt chặt lại nghiệp vụ cho vay mua nhà trả góp của Chính phủ, lĩnh vực bất động sản chìm trong khó khăn, nhiều người dân không thể trả được lãi suất mua nhà trả góp tăng cao (tổng số tiền phải trả hàng tháng hầu hết tăng thêm 30-40%) dẫn tới bị ngân hàng tịch thu nhà. Tình hình thất nghiệp tăng cao cũng khiến nhu cầu nội địa suy giảm dài hạn.

Triển vọng kinh tế các năm tiếp theo vẫn rất ảm đảm. Theo dự báo gần đây nhất của Tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức các nước phát triển (OECD), GDP 2010 của TBN sẽ tiếp tục suy giảm từ 0,3-0,8% và sẽ có mức tăng trưởng khiêm tốn 1% trong năm 2011. Trong bối cảnh kinh tế EU có những tiến triển đáng khích lệ thời gian qua (GDP quý III/2009 đã tăng 0,4% so với quý II/2009), kinh tế TBN có thể sẽ có nhiều cải thiện do các nước thành viên EU vẫn là những đối tác trao đổi thương mại chủ chốt. Tuy nhiên, chắc chắn TBN vẫn phải duy trì chính sách tài khóa nới lỏng, lãi suất cho vay sản xuất thấp cùng những chính sách hỗ trợ kinh tế để để kích thích tăng trưởng của các ngành trong thời gian tới, khác với quan điểm sẽ ngừng những chính sách ưu đãi, kích cầu của Đức, Pháp (2 quốc gia đã sớm tuyên bố thoát khỏi suy thoái trong quý III/2009 vừa qua).

(Thitruongnuocngoai)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Medvedev: Châu Âu sẽ có đủ khí đốt nếu Ukraine tôn trọng thỏa thuận
  • Hội nghị Copenhagen thất bại sẽ khiến kinh tế toàn cầu tổn thất
  • A. Darling: Chính phủ Anh sẽ không gây tổn hại khu vực tài chính
  • Sự suy thoái kinh tế của Bắc Ai-Len đã qua
  • Thủ tướng Anh Gordon Brown cam kết những khoản tiết kiệm hiệu quả công nghệ cao
  • Châu Âu với bài toán phát triển năng lượng gió và mặt trời
  • Người Anh mỗi năm phí hàng tỷ bảng đồ uống thừa
  • Kremlin: Thương mại Nga - Ấn sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2010