Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Eurozone thoát suy thoái

Tòa tháp đôi - trụ sở của Deutsche Bank AG, ngân hàng lớn nhất nước Đức - đang được xây dựng tại Frankfurt - Ảnh: Reuters.

Nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái, với mức tăng trưởng 0,4% trong quý 3 vừa qua, sau khi suy giảm 0,2% trong quý 2.

Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 13/11, kinh tế Pháp và Đức đã cùng tăng trưởng quý thứ hai liên tiếp trong quý 3. Điều này khẳng định, suy thoái đã rời bỏ hai nền kinh tế lớn nhất của Eurozone.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Pháp và Đức trong quý 3 đều thấp hơn dự báo trước đó của giới phân tích, cho thấy sự phục hồi còn khá mong manh. Trong đó, kinh tế Đức tăng trưởng 0,7%, còn kinh tế Pháp tăng trưởng 0,3%.

Cùng với kinh tế Nhật, kinh tế Đức và Pháp đã thoát khỏi suy thoái từ quý 2 vừa qua, sau một năm liền liên tục co cụm. Mặc dù GDP quý 3 của Đức và Pháp tăng thấp hơn dự kiến, nhưng ở thời điểm đầu năm nay, đa phần các nhà phân tích đều không tin rằng hai nền kinh tế này có thể phục hồi sớm tới vậy.

“Kinh tế Đức đã thoát khỏi sự suy thoái sâu sớm hơn và nhanh hơn nhiều người nghĩ”, ông Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn tài chính ING, nhận xét.

Tính chung, kinh tế của Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những nước không sử dụng đồng Euro như Anh và Thụy Điển, cũng đã thoát suy thoái trong quý 3, với mức tăng trưởng 0,2%. Trong khi đó, với mức suy giảm 0,4% trong quý 3, kinh tế Anh hiện vẫn bị suy thoái đeo đẳng.

Là nền kinh tế lớn thứ hai của châu Âu, kinh tế Anh đã suy giảm 6 quý liền liên tục, đánh dấu thời kỳ suy giảm dài nhất từ năm 1955 tới nay. So với Đức và Pháp, kinh tế Anh chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ suy thoái toàn cầu, chủ yếu do ngành tài chính của Anh chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong nền kinh tế.

Trong khi đó, tại Pháp và Đức, sự hồi phục của hoạt động xuất khẩu và tiêu dùng đã đóng góp tích cực cho quá trình thoát khỏi suy giảm tăng trưởng.

Cũng theo thống kê công bố ngày 13/11, các nền kinh tế Italy, Áo và Slovakia cũng đã không còn ở trong tình trạng suy thoái trong quý 3.. Tuy nhiên, kinh tế Tây Ban Nha vẫn tiếp tục co cụm.

(Theo Mai Phương // Vneconomy // BBC)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • 2010: Nga rót hơn 400 tỷ RUB vào ngành công nghiệp kỹ thuật cao
  • IEA: giá dầu tăng sẽ kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế
  • Châu Âu: dịch vụ và sản xuất tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm
  • Anh: muốn giảm một nửa thâm hụt ngân sách? Khó!
  • Kinh tế Nga cần hiện đại hóa để tồn tại
  • Hiện đại hóa nước Nga bằng giá trị dân chủ
  • Phần Lan: Đất nước có nền kinh tế sáng tạo thứ ba thế giới
  • Anh từ chối lao động nhập cư tay nghề cao