Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga đánh mất thị trường khí đốt tại Mỹ và châu Âu

Bộ Tài nguyên Nga cho biết, Nga đã hoàn toàn đánh mất thị trường khí đốt tại Mỹ và có nguy cơ đối mặt với tình trạng này ở châu Âu do trì hoãn trong việc khai thác mỏ khí Shtokman trên biển Barents.

Những thông tin về sự trì hoãn này đã xuất hiện trong năm 2009. Trước đó, các phương tiện truyền thông cho rằng mỏ này sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt cho thị trường từ năm 2013. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho dự án kéo dài và phải tới năm 2015 mỏ Shtokman mới đi vào hoạt động.

Mỏ khí Shtokman nằm ở khu vực thềm lục địa Nga trên biển Barents. Vùng biển này có độ sâu lên tới 340mét. Hiện Gazprom đang hợp tác với Total của Pháp và Statoil của Nauy để phát triển dự án.

Năm 2009, Gazprom chỉ nắm giữ được 0,5 thị phần khí đốt ở Mỹ. Hãng này hy vọng sẽ đưa con số này lên 5-10% sau khi mỏ khí Stockman và mỏ Yamal Pennusila của Nga đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, trong thời gian qua Mỹ lại tăng cường khai thác khí gas từ đá phiến sét. Đá phiến sét là một nguồn đá trầm tích giàu khoáng chất hữu cơ và có thể tìm được ở nhiều nơi trên thế giới. Kỹ thuật này đã đem đến một nguồn năng lượng khí đốt mới được xem là khí đốt hóa thạch sạch nhất và mở ra triển vọng giúp tăng cường dự trữ năng lượng toàn cầu.

Sự thay đổi ở Mỹ cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới một dự án nữa của Gazprom là Skhalin – 2. Cả dự án Shtokman và Sakhalin-2 đều nhằm khai thác thị trường khí đốt Mỹ.

Vị thế độc tôn của Nga trong thị trường khí đốt châu Âu cũng đang bị lung lay. Trong sáu tháng đầu năm 2009, các nước Tây Âu đã cắt giảm mua khí đốt của Nga tới 29%. Trong đó Đức giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga tới 44%, Italia là 34% và Pháp là 21%. Thay vì hợp tác với Nga, châu Âu đang cố gắng dàn xếp các thoả thuận với Nauy, các nước Bắc Phi và Vịnh Persian.

Nhằm tìm kiếm phương án thay thế cho thị trường châu Âu truyền thống, Gazprom lại tìm đường tiếp cận Trung Quốc. Hai nước đã ký thoả thuận về vấn đề này trong chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Nga Putin vào tháng 1/2009.

Ngoài ra, Gazprom cũng đang để mắt tới các dự án khai thác khí đốt ở nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng. Kể từ năm 2005 đến nay, Gazprom đã bán gần 3 tỷ mét khối khí. Ban lãnh đạo công ty hy vọng rằng việc sản xuất khí tự nhiên hoá lỏng sẽ giúp Nga giữ được vị trí hàng đầu trên thị trường khí đốt thế giới.

 

 

( Trang tin VN&QT)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga cho phép nước ngoài khai thác các mỏ dầu thềm lục địa
  • Mông cổ: Hơn 4,5 triệu gia súc bị chết vì mùa đông khắc nghiệt
  • Chiến tranh lạnh tại Bắc Cực
  • Người Pháp béo phì
  • CBI cảnh báo kinh tế Anh phục hồi ở mức yếu
  • Nước Đức đang ngập trong nợ nần
  • Ngành Ngân hàng Nga chật vật cải cách
  • Điều tra chi nhánh ngân hàng UBS tại Anh, Canada, Úc