Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga - Mỹ có thể ký Hiệp ước START mới

Hiện hai bên Nga và Mỹ chỉ còn thỏa thuận các chi tiết kỹ thuật và một số điểm khác biệt không mang tính nguyên tắc của Hiệp ước START mới này.

Nga - Mỹ có thể ký START- I vào tháng 3 hoặc tháng 4/2010. Ảnh minh họa

Trợ lý Tổng thống Nga phụ trách quan hệ quốc tế Sergey Prikhodko cho biết, Nga và Mỹ có thể ký văn kiện mới thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn I (START-I) vào tháng 3 hoặc tháng 4 tới.

Theo ông Prikhodko, hiện hai bên chỉ còn thỏa thuận các chi tiết kỹ thuật và một số điểm khác biệt không mang tính nguyên tắc của START- I.

Phía Mỹ cho biết sẽ lưu ý lập trường của Nga về gắn cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược với kế hoạch của Mỹ về triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia (NMD), tức là gắn vũ khí tấn công chiến lược với vũ khí phòng thủ chiến lược, khi thỏa thuận lần cuối về văn kiện này.

Nga đặt mục tiêu thu hút 60-70 tỷ USD vốn FDI

Nước Nga đang đặt mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 60-70 tỷ USD/năm trong vòng 2-3 năm tới.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga Aleksey Kudrin đã đưa ra mục tiêu trên tại Diễn đàn "Nước Nga 2010" tổ chức tại Matxcơva ngày 3/2. Theo ông Kudrin, trước khủng hoảng, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga đạt khoảng 70 tỷ USD/năm và khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, nguồn FDI này đã giảm xuống còn 30 tỷ USD/năm. Năm 2008, đầu tư nước ngoài vào Nga đạt trên 103 tỷ USD, trong đó, trên 27 tỷ USD là nguồn đầu tư trực tiếp. Năm 2009, nguồn đầu tư từ Nga ra nước ngoài đạt khoảng 52 tỷ USD.

Về triển vọng phát triển kinh tế Nga năm 2010, Phó Thủ tướng Nga cho biết, Bộ Tài chính nước này dự đoán mức thâm hụt ngân sách liên bang có thể chiếm tới 6,8% GDP, tăng so với 5,9% GDP năm 2009. Sau khi kinh tế Nga phục hồi và bắt đầu tăng trưởng, số người thất nghiệp ở Nga vẫn tiếp tục tăng, khoảng 6, 173 triệu người vào cuối năm 2009.

Một số tỉnh ở Tây nam Trung Quốc bị hạn hán nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Hạn hán nghiêm trọng ở vùng Tây NamTrung Quốc

Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (phía Nam và Tây Nam Trung Quốc) đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua khiến khoảng 3,3 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Tại một số khu vực miền núi phía Tây và Tây Bắc Quảng Tây, thời tiết khô hạn kéo dài từ tháng 8/2009 buộc chính quyền địa phương phải dùng xe chở nước cung cấp cho dân. Thậm chí, một số người phải đi xa tới 3 cây số để lấy nước hoặc mua nước từ những thị trấn lân cận.

Chính quyền tỉnh Vân Nam đã ban bố báo động đỏ về tình trạng hạn hán tại một số nơi trong tỉnh.  Hạn hán kéo dài ở Quảng Tây và Vân Nam đã ảnh hưởng tới 1,1 triệu hécta cây trồng và gây thiệt hại kinh tế trên 3,6 tỷ nhân dân tệ (527 triệu USD).

(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Kinh tế Nga giảm 7,9% do khủng hoảng
  • Châu Âu: Tăng thuế để dân bớt… mập
  • Đức: Berlin đối mặt với nguy cơ đói nghèo
  • EBRD: Tăng trưởng các nền kinh tế mới nổi tại Châu Âu sẽ mạnh hơn dự báo
  • “Cuộc chiến đùi gà” lại bùng phát giữa Nga-Mỹ
  • Xác nhận nền kinh tế Anh thoát khỏi suy thoái
  • Kinh tế Anh bắt đầu tăng trưởng
  • Hungary, Nga ký thỏa thuận về đường ống Dòng chảy phương Nam