Ngày 13/1, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã gửi thư cho Tổng thống Nga Dmitry Medvedev để thể hiện quan điểm của Belarus về vấn đề cung cấp khí đốt.
Hãng tin của chính phủ Belarus đưa tin: “Từ cuối năm ngoái, Nga và Belarus đã bắt đầu các cuộc đàm phán về cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, thảo luận đã không mang lại kết quả. Phía Nga đã đưa ra những hợp đồng phác thảo nhưng những điều kiện mà Nga đặt ra là rất khó chấp nhận đối với Belarus. Đó là lý do tại sao Tổng thống Belarus đã gửi thư cho Tổng thống Nga đề thể hiện quan điểm của Belarus về vấn đề này”.
Hiện nội dung cụ thể của bức thư chưa được tiết lộ.
Mỗi năm, Belarus mua của Nga khoảng 20 triệu tấn dầu, Tuy nhiên, Belarus chỉ tiêu thụ hết khoảng ¼ số này. Số còn lại nước này chế biến và xuất khẩu cho các nước phương Tây.
Năm 2009, Belarus được hưởng lợi lớn từ thuế hải quan ưu đãi của Nga. Và trong năm 2010 này, Belarus cũng muốn có được một thoả thuận “béo bở” như vậy. Phía Nga cho hay, Nga có thể trừ đi mọi loại thuế dầu mỏ mà Belarus mua để phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, đối với dầu xuất khẩu sang châu Âu thì Belarus phải chịu thuế.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Moscow và Minsk đã đạt được nhất trí về việc Belarus sẽ được cung cấp dầu mỏ miễn thuế hải quan trong 2 tháng đầu năm 2010. Đó cũng chính là khoảng thời gian để hai nước tiếp tục các cuộc đàm phán về việc cung cấp dầu mỏ trong những tháng còn lại của năm.
Một nguồn tin từ chính phủ Nga cho hay, trong cuộc gặp ngày 10/12/2009 với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đề nghị miễn thuế hải quan cho khoảng 6,3 triệu tấn dầu phục vụ tiêu dung nội địa của Belarus. Tuy nhiên, Belarus lại muốn Nga miễn thuế cho 30 triệu tấn, và Belarus sẽ tăng phí trung chuyển dầu cho châu Âu.
Những bất đồng xung quanh vấn đề dầu mỏ giữa Moscow và Minsk đã làm gia tăng lo ngại cho Đức và Ba Lan. Những quốc gia này lo sợ rằng, nguồn cung cấp dầu cho họ sẽ bị ảnh hưởng, giống hồi năm 2007.
Trong những năm qua, Nga và các khách hàng thuộc Liên Xô cũ thường xuyên để xảy ra tình trạng bị cắt nguồn cung do những bất đồng về giá khí đốt. Các nước phương Tây thì chỉ trích Nga đã dùng năng lượng như một chiêu bài chính trị để chi phối các quốc gia như Ukraina hay Belarus.
(Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com