Theo giới phân tích, tương lai ảm đạm của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu năm 2009 hết sức ảm đạm trong bối cảnh các hãng ô tô lớn của Mỹ đã bắt đầu cho đóng cửa một số nhà máy và sa thải nhân công do kinh tế này tăng trưởng chậm lại và tình trạng suy thoái đang bao trùm hầu khắp các nước phương Tây.
Trên thực tế, các hãng sản xuất ô tô trên thế giới đều đang phải đối mặt với tình trạng doanh số bán giảm sút, do người tiêu dùng cắt các khoản chi tiêu lớn trong bối cảnh suy thoái kinh tế và việc tiếp cận các nguồn tín dụng đang trở nên rất khó khăn.
Chi nhánh Mỹ Chrysler của hãng sản xuất ô tô Daimler (Đức) đã quyết định cắt giảm sản lượng tại nhà máy Toledo và xem xét ngừng hoạt động tại Newark (Delaware). General Motor cũng thông báo cắt giảm nhân lực và đang đàm phán với Chrysler về thỏa thuận sáp nhập nhằm tiết kiệm chi phí.
Daimler -hãng sản xuất dòng xe hạng sang Mercedes-Benz và xe tải nặng- đã hạ dự báo hoạt động của hãng trong năm nay, đồng thời xem xét lại các chỉ tiêu đặt ra. Trong khi đó, hãng Fiat của Italia dự báo, trong năm 2009, nhu cầu đối với xe hơi của Fiat trên toàn cầu sẽ giảm 10-20% và lợi nhuận của hãng sẽ giảm khoảng 65% trong tình huống xấu nhất.
Lãi ròng của Hyundai, hãng sản xuất ô tô lớn thứ 5 thế giới của Hàn Quốc, đã giảm 38% trong quý III/08 và theo Giám đốc phụ trách tài chính của hãng, Park Dong-wook, tình hình thị trường tại các nước mới nổi đang xấu hơn cả dự kiến. Hyundai cũng hạ mục tiêu doanh số bán ô tô hàng năm của hãng, từ 3,11 triệu chiếc xuống 3,02 triệu chiếc.
Tại Pari, hãng Renault thông báo doanh số bán giảm 2,2% trong quý III/08, chủ yếu là do lượng xe tiêu thụ 6 tháng cuối năm ở thị trường châu Âu giảm sút. Tổng Giám đốc điều hành Renault, Patrick Pelata, nói rằng cắt giảm chi phí là giải pháp tốt nhất hiện nay để đối phó với "cơn bão" khủng hoảng và hãng chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hồi phục vào năm 2011, 2012.
Ferdinand Pjech, Chủ tịch hãng sản xuất xe hơi lớn nhất châu Âu Volkwagen, ngày 23/10 cho rằng ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng do tác động của khủng hoảng tài chính và không ai có thể nói chính xác thời điểm có thể thoát khỏi tình hình này. Chính vì vậy, các hãng sản xuất ô tô cần có sự chuẩn bị.
Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa dự đoán về tình hình kinh tế của khu vực với tốc độ tăng trưởng âm vào năm sau.
Theo giới phân tích, tương lai ảm đạm của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu năm 2009 hết sức ảm đạm trong bối cảnh các hãng ô tô lớn của Mỹ đã bắt đầu cho đóng cửa một số nhà máy và sa thải nhân công do kinh tế này tăng trưởng chậm lại và tình trạng suy thoái đang bao trùm hầu khắp các nước phương Tây.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NIESR) Anh quốc hôm 22/10 đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm 0,9% trong năm 2009, đánh dấu đợt suy thoái kinh tế đầu tiên của quốc gia này kể từ năm 1991.
Mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tái khẳng định dự kiến tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribê trong năm 2009 sẽ là 3,2%, gần bằng mức tăng trưởng bình quân của các thị trường đang nổi. IMF cũng cảnh báo khu vực này sẽ phải đối chọi với nhiều nguy cơ rớt giá hàng loạt các mặt hàng nguyên liệu thô.
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 3% trong năm 2009 so với mức ước tính 6,5% của năm 2008.
Khoảng 40% các chương trình xúc tiến thương mại của Matrade năm 2009 sẽ tập trung vào các thị trường châu Á, đặc biệt các các thị trường Đông-Bắc Á và Asean.
Bộ trưởng Bộ Chính sách Công nghiệp Ukraina, Volodymyr Novytskyi, cho biết sản lượng thép của nước này trong năm 2009 sẽ đạt mức tăng trưởng 3-4%.
Theo Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI), tổng số người thất nghiệp tại Anh sẽ lên tới 2,12 triệu người vào cuối năm 2009, mức cao nhất kể từ năm 1977 đến nay.
Thị trường đồ điện tử gia dụng (ĐTGD) thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, bất chấp sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Doanh số tiêu thụ của máy tính cá nhân và điện thoại di động tiếp tục tăng vững. Thậm chí, một số mặt hàng như tivi, máy tính xách tay, điện thoại thông minh… còn chứng kiến tốc độ tăng trưởng vũ bão.
Thu nhập của ngành phần mềm và các dịch vụ liên quan của Ấn Độ tài khoá 2009 (tháng 4/2008 đến tháng 3/2009) dự báo sẽ tăng khoảng 21 – 24% đạt 62 – 64 tỷ USD, mặc dù gặp phải một số trở ngại như chậm phê duyệt những dự án mới, sự bất ổn định kinh tế toàn cầu và một số nguyên nhân khác.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay có thể chưa sớm kết thúc sau khi cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Alan Greenspan dự báo, thị trường nhà đất Mỹ hiện nay phải ít nhất giữa năm sau mới ổn định trở lại.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm sau. Theo đó, năm nay IMF dự báo chỉ tăng 3,9%, giảm so với dự báo 4,1% trước đó. Năm 2009, kinh tế thể giới dự báo tăng 3,7% so với 3,9%.