Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết thế nào?

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đòi quyền lợi cho người lao động phải về nước trước hạn.

Theo đó, tại Đài Loan, nếu người lao động làm đủ 2 tháng trở lên sẽ được chủ sử dụng mua vé máy bay về nước và bồi thường 1 tháng lương cơ bản/một năm làm việc theo hợp đồng. Tại Nhật Bản, chủ sử dụng cũng phải mua vé máy bay cho lao động về nước, bồi thường cho người lao động 1 tháng lương cơ bản và giải quyết chế độ bảo hiểm nếu có cho người lao động.

Tại Hàn Quốc, lao động làm việc đủ 1 năm trở lên sẽ được hỗ trợ 1 tháng lương cơ bản; nếu lao động đi theo chương trình tu nghiệp sinh trước đây sẽ tự chi trả tiền vé máy bay về nước, còn nếu đi theo chương trình EPS thì sẽ được Quỹ Bảo hiểm hồi hương chi trả khoản tiền này.

Tại Malaysia, chủ sử dụng phải mua vé máy bay cho người lao động và bồi thường 2 tuần lương/năm làm việc. Tại UAE, người lao động phải tự trả tiền vé máy bay và được trợ cấp 1 tháng lương cơ bản nếu làm việc dưới 12 tháng, được trợ cấp 2 tháng lương cơ bản nếu làm việc trên 1 năm hoặc lao động có tay nghề làm việc dưới 1 năm. Tại Cộng hoà Séc, người lao động sẽ được nhận 3 tháng lương từ chủ sử dụng lao động nếu mất việc làm.

Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền (Cục Quản lý lao động ngoài nước), căn cứ vào các quy định này, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể đấu tranh với chủ sử dụng lao động nước ngoài để đòi quyền lợi và giảm thiệt hại cho người lao động phải về nước trước hạn.

Trong trường hợp người lao động phải về nước trước hạn từ các quốc gia khác, việc thanh lý hợp đồng cho người lao động được căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Tuy nhiên, việc thanh lý hợp đồng cho người lao động căn cứ vào từng trường hợp cụ thể có hỗ trợ để giảm bớt thiệt hại cho người lao động.

Trong thực tế thanh lý, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thường căn cứ vào các khoản tiền người lao động đã được chủ sử dụng nước ngoài hỗ trợ để quyết định mức hỗ trợ với từng lao động. Theo quy định, doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải trả lại tiền đặt cọc (nếu có), một phần phí quản lý đã thu và tuỳ thuộc vào từng hợp đồng phải trả lại một phần phí môi giới cho người lao động.

Vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc trả lại khoản phí môi giới cho người lao động được thực hiện như thế nào. Theo quy định hiện hành, nếu người lao động được đưa ra nước ngoài làm việc chưa được một nửa thời gian theo hợp đồng, thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải trả lại cho lao động ít nhất 50% phí môi giới.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nghiêm Quốc Hưng, Giám đốc Công ty Hoàng Long cho biết, thông thường rất khó đòi lại được khoản phí môi giới đã được trả ngay cho đối tác khi lao động được đưa sang làm việc. Ở một số thị trường có phí môi giới thấp như Trung Đông, Malaysia..., doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể bỏ tiền túi ra để hoàn trả phí môi giới cho người lao động, mặc dù không đòi được đối tác nước ngoài. Với các thị trường có phí môi giới lớn như Đài Loan với mức 4.000-5.000 USD/người, thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động không thể làm như vậy.

Ông Nguyễn Thanh Hoà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ vẫn đang chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước đề xuất hướng giải quyết để hỗ trợ những lao động phải về nước trước hạn. Việc hỗ trợ có thể sẽ tập trung vào những lao động ra nước ngoài làm việc chưa đủ 1 năm theo hợp đồng.

( Theo báo Đầu tư )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu