Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ðào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển

Dưới sức ép của sự thu hẹp đất đai sản xuất và việc đô thị hóa nông thôn đang làm cho hàng vạn lao động nông dân không có việc làm, đào tạo nghề cho nông dân đang là vấn đề lớn, đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách xã hội phải suy nghĩ và tìm giải pháp...

Thực trạng nông dân thiếu việc làm

 

Trao đổi ý kiến với đồng chí Trần Văn Cảnh, Bí thư Ðảng ủy xã Bồng Khê (Con Cuông, Nghệ An) và các đồng chí lãnh đạo xã Bồng Khê được biết: Hiện nay, lao động nhàn rỗi trong nông dân xã Bồng Khê nói riêng, trong huyện Con Cuông nói chung là rất lớn. Trong một năm, tổng quỹ thời gian trực tiếp làm việc trên đồng ruộng có ba vụ, không quá 30 ngày công, từ khâu cày bừa, làm cỏ đến khi thu hoạch. Như vậy thời gian còn lại của người dân nơi đây là 330 ngày. Trong quỹ thời gian này, bà con có thể chăn nuôi và làm việc nhà, ngoài ra đều không có việc gì để làm thêm, tăng thu nhập. Chúng tôi đã khảo sát tại 13/13 xã, thị trấn huyện Con Cuông, với 122 thôn, bản, chỉ có một bản (bản Yên Thành, xã Lục Dạ) có nghề dệt thổ cẩm, nhưng cũng không có việc làm thường xuyên. Trong khi đó, số lao động tăng thêm hằng năm hàng nghìn người từ các em rời ghế nhà trường và cả số người thôi việc, hoàn thành nghĩa vụ quân sự... về làng, bổ sung thêm nguồn lao động nông thôn dôi dư. Chưa nói đến thực trạng hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, sản xuất nông nghiệp đang được cơ giới hóa, càng làm cho ngày công trực tiếp trên đồng ruộng giảm đi nhiều. Tình trạng không có việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, miền núi ngày càng trở nên bức xúc. Mặc dù mấy năm nay, nhiều người đã chủ động vay vốn đi xuất khẩu lao động, mở mang kinh tế trang trại, nhưng số này cũng chỉ là rất nhỏ. Hằng năm, do không có việc làm, thanh niên Con Cuông bỏ quê vào nam, ra bắc làm tại các khu công nghiệp hơn 2.000 người và cũng tương ứng như vậy, số người đi trước, do khó làm ăn, thu nhập thấp không đủ sống trở về quê.

 

Ðiệp khúc buồn!

 

Trước hết phải thừa nhận, lâu nay, việc đào tạo nghề cho nông dân được Ðảng và Nhà nước ta quan tâm, qua các chương trình dự án, qua các nguồn tài trợ cho việc tập huấn kỹ thuật, mở các lớp dạy cắt may, nghề mây, tre đan... ít nhiều nâng cao nhận thức cho nông dân, nhất là việc đầu tư nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, một số ít đã có thể mở xưởng, mở hiệu làm nghề, ổn định cuộc sống. Nhưng nhìn chung, việc đào tạo nghề lâu nay chưa nhiều, chưa có hiệu quả cao. Gần như tất cả các huyện đều có trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và kinh phí dành cho nó không phải là ít. Nhiều trung tâm dạy nghề vẫn hoạt động, thường xuyên mở lớp, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa sát tình hình và đòi hỏi thực tế. Các trung tâm vẫn nghiêng về dạy các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các lớp về nông lâm nghiệp, thú y gần như dành để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chưa nói đến chất lượng đào tạo không cao, không sâu vào chuyên môn, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành thực tế, nên người được đào tạo ra vẫn chưa thể sống được bằng nghề mình đã học. Và điệp khúc học nghề lại tiếp tục tại các lớp khác, cơ sở khác!

 

Ðào tạo nghề gì và ai học?

 

Theo chúng tôi đã đến lúc chúng ta phải giải mã nó. Trước hết cần phân loại đối tượng học theo giới tính, lứa tuổi, vùng miền địa phương, để có kế hoạch đào tạo đúng. Ðồng bằng có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm, cần đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng và nghề chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm thành hàng hóa cho nông dân. Miền núi có nhiều nguyên liệu về lâm sản, cần mạnh dạn mở xưởng mây tre đan, đào tạo nghề cho nông dân hay hướng dẫn kỹ năng về nghề rừng, đầu tư chăn nuôi đại gia súc. Thành phố mở nghề may, sửa chữa cơ khí, điện dân dụng; miền biển dạy nghề chế biến thủy, hải sản... Có kế hoạch, phân loại rõ đối tượng, đồng thời liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất cùng nhau đào tạo, đào tạo trực tiếp tại nhà xưởng. Cách đào tạo thực tế bằng cầm tay chỉ việc, trực tiếp làm ra sản phẩm, làm đi làm lại nhiều lần để nâng thành kỹ năng nghề nghiệp. Người học vừa mắt thấy, tay làm và có thêm thu nhập từ sản phẩm tự tay mình làm ra ngay khi học nghề, họ sẽ phấn khởi, hăng say học tập hơn. Mặt khác đề nghị Chính phủ cần rà soát lại việc đào tạo hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giảm đào tạo "thầy", tăng cường đào tạo "thợ" để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực cho đất nước.

 


Mục tiêu thoát nghèo vào năm 2010 đã cận kề, trong khi tỷ lệ nông dân chưa qua đào tạo còn rất cao, tỷ lệ hộ đói nghèo, nhất là ở nông thôn, miền núi  còn rất cao, đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách xã hội và các nhà nghiên cứu về lao động phải giải đáp câu hỏi: "Ðào tạo nghề cho nông dân, đào tạo cái gì và đào tạo cho ai" để tham mưu cho Ðảng và Nhà nước trong kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển đi lên.

( Theo báo điện tử Nhân dân)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Malaysia ngừng nhập khẩu lao động nước ngoài
  • Thế giới có thể mất 51 triệu việc làm
  • Trung Quốc: 20 triệu lao động nông thôn mất việc làm
  • Duy trì sản xuất, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm an sinh xã hội
  • Người nghèo được lo "trọn gói" đi xuất khẩu lao động
  • Phát triển nguồn nhân lực trẻ có kiến thức
  • Năm 2009, giảm 0,65% lao động việc làm
  • Ra mắt Trung tâm quốc gia Dự báo và Thông tin thị trường lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu