Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lương tăng, phúc lợi giảm

 
Lĩnh vực bất động sản đang có mức tăng lương bình quân cao nhất.

Navigos Group, Công ty cung cấp các giải pháp tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát tiền lương được thực hiện tại các doanh nghiệp trong thời gian từ tháng 4/2008 đến hết tháng 3/2009. Theo đó, mức lương tăng bình quân là 16,47%.

Khảo sát trên được tiến hành trên 163 công ty (100% vốn nước ngoài, cổ phần, liên doanh, văn phòng đại diện và công ty Việt Nam) hoạt động ở 15 lĩnh vực với 75 ngành nghề.

Cụ thể, lĩnh vực bất động sản đang có mức tăng lương bình quân cao nhất là 23,25%. Lĩnh vực tài chính đứng thứ hai với mức bình quân là 21,78%.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng đưa ra kết quả bên cạnh việc tăng lương thì hầu hết các chế độ phúc lợi tại các doanh nghiệp lại bị cắt giảm. Các chế độ phúc lợi trong tổng thu nhập của người lao động đã giảm xuống ở mức 7% so với năm ngoái là 16%.

Theo bà Winnie Lam, giám đốc bộ phận tư vấn nhân sự của Navigos, dù thị trường lao động giờ không còn sôi động như trước, nhưng những khoảng cách nhất định giữa cung -cầu lao động vẫn còn. Đây cũng là nguyên nhân chính tác động đến các xu hướng lương.

“Tỷ lệ tăng lương bình quân này có thể không đại diện cho tất cả các lĩnh vực, vì trên thực tế một số lĩnh vực tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp tính cho thời điểm hiện tại, nhưng vẫn sẽ phải tăng lương đến một tỷ lệ nhất định nào đó để giải quyết nhu cầu tuyển dụng”, bà Winnie Lam nói.

Cũng theo khảo sát của Navigos, các công ty trong nước tham gia chỉ chiếm tỉ lệ 11,7% nhưng lại có mức tăng lương bình quân 16,45%, cao hơn so với mức tăng lương bình quân tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (15,61%).

 “Có lẽ các doanh nghiệp trong nước đang cố gắng để bắt kịp thị trường lao động nhằm tuyển dụng được người. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã bắt đầu sẵn sàng trả lương cao để có được nguồn nhân lực”, bà Winnie Lam nhận định.

Một điểm đáng chú ý trong đợt khảo sát lần này, các doanh nghiệp ở khu vực Tp. HCM và Hà Nội có mức tăng lương thấp hơn mức tăng lương của các doanh nghiệp tại các địa phương khác ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong khi mức tăng của Tp.HCM là 16,34%, Hà Nội là 16,08%, thì tại các địa phương có mức lương gộp tăng bình quân 20,54%.

(Theo Vũ Quỳnh // VnEconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Hà Nội “khát” lao động phổ thông
  • Miền Trung thiếu trầm trọng nhân lực dự án
  • Chưa đến 1% lao động khai thác thủy sản có bằng nghề
  • Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi
  • Làm việc trong khu kinh tế được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân
  • Công đoàn cần mô hình mới?
  • Lương ở hầu hết các ngành nghề đều tăng
  • Điều chỉnh lương tối thiểu: “Nhà nước lo cho doanh nghiệp quá nhiều”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu