Năm 2009 Quốc hội giao chỉ tiêu cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa 90.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, so với năm 2008 tăng gần 10%. Tại Hội nghị Việc làm và xuất khẩu lao động, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hoà cho biết:
Dự báo về tình hình xuất khẩu lao động năm 2009:
Năm 2009 sẽ có nhiều biến động khó khăn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các thị trường châu Á không bị tác động nhiều bởi cuộc khủng hoảng, chúng ta vẫn có thể tham gia tích cực vào các thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…
Những thị trường được tập trung trong năm 2009:
Bộ LĐTBXH quan tâm mọi thị trường, nhưng thị trường phù hợp với nhiều lao động Việt Nam, Bộ vẫn xác định là các thị trường truyền thống gồm Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Đông.... Đặc biệt, thị trường Đài Loan năm 2009 sẽ có nhu cầu rất lớn. Một số thị trường yêu cầu lao động chất lượng cao như thị trường châu Âu ta cũng có khả năng đáp ứng.
Bộ LĐTBXH đã có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn lao động:
Bộ LĐTBXH đang dự kiến xây dựng 3 trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu tại 3 miền để đáp ứng nguồn lao động có chất lượng cao, Bộ cũng đang nghiên cứu, đề xuất Chính phủ có cơ chế hỗ trợ đầu tư về xuất khẩu lao động cho 30 cơ sở, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào trường đào tạo nghề để đáp ứng nguồn nhân lực cho trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bộ cũng xây dựng đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho 61 huyện nghèo của cả nước nhằm tạo điều kiện để nhiều lao động nghèo có cơ hội được tham gia xuất khẩu lao động. Năm nay Bộ cũng thí điểm đào tạo đặt hàng về đào tạo nguồn, nếu thành công sẽ nhân rộng.
Việt Nam hiện có gần 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ. Mỗi năm bình quân lao động Việt Nam gửi về cho thân nhân ở trong nước 1,6-2 tỷ USD.
Năm 2008: Việt Nam đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2009: Mục tiêu sẽ đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phấn đấu từ 2010 trở đi , hàng năm đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 70-80% là lao động qua đào tạo.
Ngày 27/5, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định như vậy với PV Tiền Phong, sau khi đọc bài phỏng vấn Đại sứ Angola và được biết ngài Đại sứ ủng hộ việc hai nước ký hiệp định hợp tác về lao động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp trẻ trên thế giới gần bằng mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế và được dự báo sẽ không giảm trước năm 2018. Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đã tăng khá cao, gấp ba lần ở người trưởng thành.
Gửi cả chục bộ hồ sơ với đề xuất lương chỉ bằng 70% nơi làm việc cũ nhưng 3 tháng nay, chị Linh, quận Tân Bình không nhận được hồi âm nào cho vị trí kế toán trưởng.
Mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo về những rủi ro khi đi lao động tại Angola, nhưng nhiều lao động Việt Nam vẫn tìm mọi cách sang đất nước thuộc châu Phi này để làm việc.
Ngày 15/12, Malaysia thông báo có thể tạm ngừng tuyển dụng lao động nước ngoài do thất nghiệp trong nước đang gia tăng.
Năm 2008, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính nghiêm trọng, bắt đầu từ nước Mỹ rồi lan rộng ra các nền kinh tế từng được coi là hùng mạnh ở châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc)...
Theo Bộ LĐTBXH: Với tốc độ tăng dân số cao trên 1%/năm, mỗi năm, VN có hơn 1 triệu LĐ bước vào độ tuổi LĐ. Cộng với số LĐ bị thất nghiệp từ các năm trước chuyển sang, số LĐ nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp, số LĐ dôi dư do sắp xếp lại DN nhà nước... ước tính giai đoạn 2006-2010 khoảng 8 triệu người có nhu cầu giải quyết việc làm.
Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Inđônêxia (Kadin), do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cho tới tháng 11/2008, số công nhân bị mất việc ở Inđônêxia đã là 15.000 người và có thể lên tới 200.000 người trong vòng 6 tháng tới. Chủ tịch Kadin, Bambang Soesatyo, cho biết trong tháng 12/08, nhiều công ty đã ở trong tình trạng lãi suất âm, cho thấy kinh tế Inđônêxia đã bước vào thời kỳ khó khăn.
Trung Quốc sẽ đối mặt với sức ép việc làm gia tăng vào năm 2009 do tăng trưởng kinh tế chậm lại, xuất khẩu sụt giảm và số vụ phá sản gia tăng.
Sáng nay, 15-12, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB và XH tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác việc làm và xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong thời gian vừa qua, xây dựng kế hoạch về việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Ngày 15-12, Bộ Lao động Malaysia thông báo nước này có thể tạm ngừng tuyển dụng lao động nước ngoài, trong bối cảnh thất nghiệp trong nước đang gia tăng
Ngày 15/12, phát biểu chỉ đạo Hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc làm cho người lao động là vấn đề mang tầm chiến lược quốc gia. Vì vậy, cần tận dụng những lợi thế vốn có như nguồn lao động trẻ, dồi dào, có cơ chế chính sách đủ mạnh để tập trung giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao nhất.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Ngày 5-3, tại Hà Nội, đoàn công tác của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản (Jitco) phối hợp với Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) công bố các điểm mới trong nội dung sửa đổi của luật Quản lý Xuất nhập cảnh và Công nhận tỵ nạn với các doanh nghiệp đang phái cử tu nghiệp sinh/thực tập sinh kỹ năng sang Nhật.
Hai doanh nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM) mới đây đã đề nghị được phép nhập khẩu lao động phổ thông từ Philippines và Lào. Chuyện này như “giọt nước tràn ly” khi doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lần mà không có lao động.
Theo báo cáo Xu hướng việc làm Việt Nam lần đầu tiên được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nghiên cứu và công bố: Hơn 77% lực lượng lao động nước ta thuộc nhóm có nguy cơ thiếu việc làm bền vững và dễ rơi vào nghèo đói.
Cơ cấu thị trường lao động Việt Nam đang thay đổi, nhiều vị thế công việc đã được cải thiện, tuy nhiên phần lớn công việc vẫn có chất lượng thấp, vẫn tồn tại nguy cơ thiếu việc làm bền vững.
Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận thêm 12.500 lao động Việt Nam theo chương trình Luật cấp phép lao động nước ngoài (EPS). Đây là khẳng định của Trưởng Đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Myong Hee.
- Đúng như nhận định của các chuyên gia lao động, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nhiều doanh nghiệp (DN) đã sa thải hàng loạt lao động. Và hậu quả là từ nửa cuối năm 2009 đến nay, các DN lại lâm vào tình trạng thiếu hụt nhân lực cả về lượng và chất. Bước sang năm 2010, nhiều DN đã phải thuê lao động nước ngoài. Song để phát huy hiệu quả lao động nước ngoài cũng như tìm cách cải thiện chất lượng lao động bản địa ở từng DN không phải dễ.
Các doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm và với việc tăng nhanh về số lượng, cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác.
Một bản thoả thuận vừa được ký giữa bang Saskatchewan của Canada với đại sứ nước ta tại đây với mục tiêu sẽ hợp tác để đưa lao động Việt Nam sang làm việc.
Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2009, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh được hơn 1 triệu người, tăng 11,2% so với năm 2008. Năm 2010, dự kiến sẽ tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề mới cho 1.748.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 30%.
Thị trường lao dộng Việt Nam là thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
Vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ) đã phê duyệt hợp đồng cho phép 7 doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng”.
Vấn đề nhân sự từ lâu đã là một chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của được nhiều bộ, ngành, các cơ quan quản lý. Tại Ngày nhân sự Việt Nam – Ngày hội tôn vinh nghề nghiệp của những người làm công tác nhân sự ở Việt Nam vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ đình cũng đã đặt ra nhiều vấn đề phải bàn.