Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Tạo việc làm và xuất khẩu lao động phải phục vụ mục tiêu giảm nghèo

Ngày 15/12, phát biểu chỉ đạo Hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc làm cho người lao động là vấn đề mang tầm chiến lược quốc gia. Vì vậy, cần tận dụng những lợi thế vốn có như nguồn lao động trẻ, dồi dào, có cơ chế chính sách đủ mạnh để tập trung giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao nhất.

Việt Nam được đánh giá là có nguồn lao động dồi dào, tính đến hết năm 2007, lực lượng lao động cả nước khoảng trên 47 triệu người. Chất lượng lao động được cải thiện, năm 2006 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 31,9%, đến năm 2007 tỷ lệ này là trên 34,5%. Số lượng lao động có tay nghề tăng từ 35% năm 2003 lên 50% năm 2008.

So với các nước trên thế giới có cùng mức phát triển, trình độ học vấn của lao động Việt Nam tương đối cao. Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình, lao động Việt Nam được Nhật Bản cũng như nhiều nước đánh giá cao bởi sự cần cù, chịu khó, sức sáng tạo.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hòa cho biết, hạn chế của lao động Việt Nam hiện nay là lực lượng lao động giản đơn đông, thiếu lao động có kỹ năng. Trên thị trường lao động, cung lao động vẫn lớn hơn cầu, sức ép về việc làm vẫn là vấn đề nan giản.

Thị trường xuất khẩu lao động đang mở rộng

Xuất khẩu lao động là một trong những hướng giúp giải quyết sức ép về việc làm hiện nay, đồng thời giúp người dân giảm nghèo nhanh. Từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm có khoảng 83.000 lao động ra nước ngoài làm việc. Hiện khảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 quốc gia với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.

Ngoài những thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Libi, Malaysia… một số thị trường mới được mở như Phần Lan, Hoa Kỳ, Australia, Canada, Arập-Xê út, Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, Qatar… Đồng thời đã đưa được lao động sang Liên bang Nga và các nước như Bungari, Slovakia, Rumani.

Theo thống kê, hàng năm tổng số tiền lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về quê hương khoảng từ 1.6 - 2 tỉ USD.

6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc làm và xuất khẩu lao động

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra 6 yêu cầu và cũng là 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc làm và xuất khẩu lao động.

Trước hết, cần làm tốt công tác nghiên cứu hoạch định chiến lược dài hạn, cung cầu thị trường; nâng cao năng lực phân tích thông tin, thị trường… Đặc biệt, đối với nhà tuyển dụng, đào tạo lao động, các công ty xuất khẩu lao động… phải nắm bắt nhanh nhạy tình hình thực tiễn về nhu cầu lao động của các nước cũng như nguồn cung lao động trong nước, đặt ra mối liên kết tốt giữa người lao động và nhà tuyển dụng.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý hiện nay vẫn chưa đưa được nhiều lao động sang làm việc tại những thị trường tốt, các địa phương chưa giải quyết được việc làm cho lao động của vùng mình, tỉnh mình, chưa gắn kết được môi trường lao động trong nước với nơi sử dụng lao động. Phó Thủ tướng cho rằng, cần phải tính được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho từng vùng, từng ngành nghề khác nhau và cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, tạo việc làm và xuất khẩu lao động phải gắn chặt với đào tạo nghề. Đào tạo nghề phải thích ứng với thị trường và nhu cầu xã hội. Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở ngành nghề, không chỉ cho nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng thị trường nước ngoài. Theo Phó Thủ tướng, đào tạo nghề phải đáp ứng 4 tiêu chí là ngoại ngữ, văn hóa phong tục tập quán truyền thống, pháp luật của nước sở tại và kỹ năng nghề nghiệp.

Phó Thủ tướng cho rằng, nếu không đào tạo được người lao động tốt sẽ không giải quyết được vấn đề việc làm dẫn đến thu nhập kém và bài toán xóa đói giảm nghèo gặp khó khăn.

Tăng nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực việc làm và đào tạo nghề cũng là một trong những yêu cầu mà Phó Thủ tướng đặt ra. Trong đó, các chính sách về tài chính tín dụng, đầu tư, lao động xã hội… phải phù hợp và khuyến khích lĩnh vực này phát triển.

Phó Thủ tướng đề nghị, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này như tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý tốt mối quan hệ với các nước, bảo vệ quyền lợi của người lao động và đòi hỏi người lao động phải tuân thủ kỷ cương, pháp luật của nước sở tại, xây dựng nhiều sản phẩm bảo hiểm cho người lao động như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm rủi ro…

Cuối cùng Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, các chính sách liên quan đến việc làm và xuất khẩu lao động phải được tập trung ưu tiên cao nhất cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật…, quan trọng hơn cả là phải phục vụ mục tiêu giảm nghèo.


(Theo BRVT)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu