Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhu cầu nhân lực trực tuyến bất động sản giảm mạnh

Báo cáo chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến Việt Nam tháng 8/2001 của VietnamWorks, nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam cho thấy những dấu hiệu tích cực của thị trường lao động.

Chỉ số thị trường chỉ giảm 1 điểm so với tháng 7 (tương đương 0,42%) cho thấy thị trường nhân lực trực tuyến giữ được sự ổn định.

Trong khi đó, chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến tăng nhẹ (tăng 1,26% so với tháng 7) với thị trường Tp.HCM tăng 2% và tại Hà Nội không thay đổi.

CEO của VietnamWorks, ông Chris Harvey cho rằng, thông thường tháng 8 là mùa thấp điểm của tuyển dụng và cao điểm của tìm việc trực tuyến. Vì vậy, chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến tháng 8 năm nay vẫn giữ được sự ổn định so với tháng 7 là dấu hiệu của những chuyển biến tích cực.

5 ngành có nhu cầu nhân lực trực tuyến cao nhất trong tháng 8 theo VietnamWorks gồm bảo hiểm, điện-điện tử, dầu khí, thời trang và phi chính phủ/ phi lợi nhuận với mức tăng 33% đến 51%.

Tuy nhiên, thị trường nhân lực trực tuyến đang chứng kiến những chuyển biến trái ngược nhau của một số ngành dịch vụ. Trong khi ngân hàng và bảo hiểm tiếp tục giữ được đà tăng trưởng về nhu cầu nhân lực trực tuyến (tăng 18% trong tháng 7 và 22% trong tháng 8), thì số lượng việc làm của chứng khoán và bất động sản đang giảm mạnh.

Nếu trong tháng 7, chứng khoán vẫn là ngành nằm trong top 5 ngành có mức tăng trưởng cao nhất thì tháng 8, nhu cầu nhân lực trực tuyến cho chứng khoán giảm 27%, dẫn đến việc chứng khoán nằm trong nhóm ngành có mức giảm nhu cầu nhân lực trực tuyến mạnh nhất.

Nhu cầu nhân lực trực tuyến cho ngành bất động sản cũng giảm đáng kể khi số lượng việc làm trực tuyến cho thị trường trong tháng 8 ít hơn 27% so với tháng trước, con số này trong  tháng 7 chỉ 3%.

(Theo Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Năm 2011 lao động xuất khẩu gửi về nước khoảng 1,8 tỷ USD
  • Hàn Quốc có thể dừng tiếp nhận lao động Việt Nam
  • Cả nước có khoảng 49,2 triệu người có việc làm
  • Đa số lao động từ Libya trở về đã được hỗ trợ
  • Thị trường lao động: Nam thiếu, Bắc thừa
  • TPHCM: lao động biến động mạnh
  • Nhu cầu nhân lực trực tuyến: Ngân hàng, chứng khoán đều tăng
  • Thay đổi tư duy kinh doanh lao động nông thôn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu