Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Sẵn" việc ngoài hàng rào khu công nghiệp Vĩnh Phúc

 
Nhiều nữ công nhân đã mạnh dạn bỏ các công ty ra làm kinh doanh, dịch vụ. (Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN)

 Vài năm trước, nhiều thanh niên ở tỉnh Vĩnh Phúc muốn tìm kiếm việc làm và thu nhập ổn định trong doanh nghiệp phải chi hàng triệu đồng cho những đối tượng môi giới bất hợp pháp mới hy vọng có được một công việc, tuy nhiên, giờ đây tình trạng này không còn nữa.


Trước kia, tùy theo mức độ nhàn hạ hay vất vả, thu nhập cao hay thấp và cả những sở thích, mỗi công việc được "cò" có mức giá khác nhau. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng hóa có giá trị cao, có thị trường ổn định là nơi "cò" việc làm dùng thủ đoạn để moi tiền người lao động nhiều nhất. 

Hiện nay, ngay ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn tỉnh dịch vụ phát triển mạnh, người lao động có nhiều công việc để làm ăn, sinh sống. 

Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển đã kéo theo các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ ở các khu công nghiệp, khu đô thị và cả vùng nông thôn phát triển mạnh mẽ. Các ngành nghề như bán hàng ăn uống, may mặc, cắt tóc... mở ra nhiều cơ hội tìm việc làm cho người lao động. 

Thu nhập từ các nghề dịch vụ thường cao hơn so với các doanh nghiệp, thời gian thoải mái hơn, không phải tuân thủ các nội quy, quy định khắt khe của giới chủ nên nhiều nữ công nhân mạnh dạn bỏ các công ty ra làm ngoài. 

Phần lớn các công nhân nữ ra ngoài làm kinh doanh, dịch vụ trước kia làm nghề may mặc, giày da ở các nhà máy có tuổi đời trên dưới 30 tuổi, trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ với mức lương thấp, thời gian làm việc bị bó hẹp.

Chị Nguyễn Thị Hải và chồng đều làm ở công ty may mặc đóng tại khu công nghiệp huyện Bình Xuyên cho biết, gia đình nội ngoại đều ở xa nên việc trông nom con cái, vợ chồng chị phải tự lo. Sau khi sinh con chị quyết định bỏ việc về mở cửa hàng kinh doanh tổng hợp tại nhà để anh yên tâm đi làm. Hàng tháng, cửa hàng của chị thu lãi từ 3 đến 5 triệu đồng, vừa tăng thu nhập vừa có thời gian chăm sóc con cái. 

Chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, chị Phương, công nhân ở Khu công nghiệp Khai Quang bị công ty cho nghỉ việc tạm thời một thời gian. Thất nghiệp ở nhà, chị Phương ở nhà bán đồ ăn sáng phục vụ bà con xung quanh thôn Mậu Lâm (phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên), nơi gia đình đang sinh sống. 

Việc bán hàng ăn không chỉ giúp chị trang trải mọi chi phí hàng ngày trong khi thất nghiệp mà còn có của ăn của để cho gia đình. So với lương công nhân trước đây, tiền lãi từ bán hàng ăn sáng cao gấp đôi. Chị thấy thoải mái về thời gian, có thể làm được nhiều việc nhà hơn.../.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Báo động suất ăn công nghiệp giá rẻ không an toàn
  • Thị trường xuất khẩu lao động phục hồi
  • Lao động VN tại Trung Đông: Uy tín và lương cùng tăng
  • Năm 2010, Hà Nội sẽ giải quyết việc làm cho 130.000 người
  • Thiếu nhân lực logistics
  • Xuất khẩu lao động: “Bí” nguồn vì “loạn” thông tin?
  • Thiếu chính sách điều tiết thị trường lao động
  • Nhu cầu lao động sẽ tăng đột biến!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu