Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường xuất khẩu lao động phục hồi

Sau thời gian đình trệ vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, một số thị trường lao động ngoài nước đã có dấu hiệu hồi phục. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang nhận được nhiều đơn hàng chất lượng với những cam kết bảo đảm việc làm và thu nhập từ phía đối tác

Trung tâm XKLĐ thuộc công ty Tracimexco (22 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) vừa nhận đơn hàng tuyển dụng 60 tu nghiệp sinh (TNS) làm việc tại công ty điện tử Maruai (Nhật Bản). Ông Lê Anh Tuấn, giám đốc trung tâm cho biết, đây là đơn hàng lớn nhất mà doanh nghiệp nhận được trong vòng hơn một năm qua.

“Người xưa” đang trở lại

Theo ông Lê Anh Tuấn “Thời gian trước, rất nhiều đơn hàng tuyển TNS đi Nhật Bản bị đình trệ do thiếu việc làm. Nhưng lần này, đối tác đã cam kết đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhập tối thiểu 700 USD/tháng cho TNS làm năm đầu. Đó là tín hiệu đáng mừng, cho thấy thị trường lao động tại Nhật Bản đang phục hồi”. Đợt tuyển dụng sẽ tiến hành vào cuối tháng 7 và dự kiến TNS sẽ xuất cảnh vào tháng 10 – tiến độ nhanh hơn hẳn so với các năm trước.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp XKLĐ khác như Suleco, Sovilaco còn nhận được nhiều đơn hàng yêu cầu tuyển dụng tổng số hàng trăm TNS đưa sang Nhật Bản dự kiến sẽ xuất cảnh vào cuối năm nay.

Ở thị trường Đài Loan, công ty điện tử Kính Bằng cũng vừa chuyển tới công ty XKLĐ Emis (64 Trương Định, quận 3, TP.HCM) đơn hàng tuyển 80 lao động. Ông Huang Kai Ming, tổng giám đốc công ty môi giới lao động quốc tế Forward (Đài Loan), đối tác tuyển dụng và đào tạo của Emis, khẳng định: “Với nền kinh tế Đài Loan, có thể coi thời điểm khó khăn nhất đã qua. Nếu như vài tháng trước, nhiều lao động nước ngoài bị trả về nước vì không có việc làm, thì hiện nay, nhiều công ty đã rầm rộ tuyển dụng lao động để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất sau khi nền kinh tế hồi phục”.

Tại thị trường Malaysia, trong khi hoạt động cung ứng lao động nước ngoài cho các nhà máy công nghiệp còn vướng phải một số khó khăn, thì hướng đưa lao động sang làm các ngành dịch vụ lại khá sáng sủa. Ông Lê Việt Hưng, giám đốc chi nhánh công ty XKLĐ Isalco (địa chỉ 1020 quốc lộ 22, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM), cho biết, một đơn hàng yêu cầu tuyển 50 lao động làm việc tại các nhà hàng ở Kuala Lumpur với mức lương tối thiểu 350 USD/tháng đang triển khai. Đặc biệt, lao động được cam kết đảm bảo điều kiện ăn ở và không phải đóng thuế chính phủ (thuế Levy), được hưởng các chế độ như lao động bản địa.

Chi phí giảm

Điều đáng lưu ý là chi phí đi XKLĐ hiện đang trong xu hướng giảm mạnh. Những người tham gia chương trình TNS của công ty Tracimexco sẽ được giảm khoản tiền thế chấp bảo đảm hợp đồng từ 7.000 – 8.000 USD trước đây xuống còn 5.000 USD. Chi phí đi Nhật Bản tại các công ty khác cũng điều chỉnh giảm từ 10 – 20%.

Theo ông Phan Văn Đại, phó giám đốc công ty Emis, lao động làm việc tại công ty Kính Bằng nói riêng, các công ty Đài Loan do Emis đưa sang nói chung, ngoài khoản tiền lương cơ bản được đảm bảo (17.280 Đài tệ, tương đương 9 triệu VND), còn được đảm bảo thời gian làm thêm giờ để có thu nhập khoảng 10 triệu VND sau khi trừ hết các chi phí. Cũng theo ông Đại, với tốc độ tuyển dụng như hiện nay, nhiều khả năng công ty Emis sẽ đưa khoảng 1.000 lao động sang Đài Loan trong sáu tháng cuối năm, nếu nguồn lao động trong nước được chuẩn bị tốt.

Chi phí đi làm việc tại Đài Loan hiện nay cũng được điều chỉnh giảm đáng kể so với trước. Hiện công ty Emis có nhiều đơn hàng với mức chi phí từ 3.500 – 5.000 USD, thấp hơn đến 30% so với trước (trung bình từ 6.500 – 7.000 USD). Đơn hàng đi làm việc tại các nhà hàng ở Malaysia cũng có mức giá “thấp bất ngờ”: 350 USD, tương đương một tháng lương cơ bản. Đây là đơn hàng mà người lao động không phải chịu phí môi giới, chủ sử dụng chịu tiền vé máy bay cả lượt đi và về.

Ông Đào Công Hải, phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước (bộ LĐ–TB&XH) nhận định: “Việc các doanh nghiệp tiếp nhận ngày một nhiều các đơn hàng tuyển dụng lao động có chất lượng, thu nhập khá là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và người lao động vẫn cần thận trọng trong việc lựa chọn thị trường, đối tác, đơn hàng. Tuy phục hồi, nhưng vẫn có những lĩnh vực giảm tuyển dụng lao động như sản xuất ôtô, linh kiện điện tử, may mặc, xây dựng...”

( Theo Hải Việt // SGTT Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lao động VN tại Trung Đông: Uy tín và lương cùng tăng
  • Năm 2010, Hà Nội sẽ giải quyết việc làm cho 130.000 người
  • Thiếu nhân lực logistics
  • Xuất khẩu lao động: “Bí” nguồn vì “loạn” thông tin?
  • Thiếu chính sách điều tiết thị trường lao động
  • Nhu cầu lao động sẽ tăng đột biến!
  • Hà Nội: Giảm mạnh tỷ lệ lao động nông nghiệp vào 2020
  • Xuất khẩu lao động: Hồi phục thị trường Malaysia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu