Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu lao động: Hồi phục thị trường Malaysia

Lao động nước ngoài trong giờ nghỉ tại một nhà máy ở Malaysia.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết, thị trường Malaysia đang hồi phục mạnh sau khủng hoảng kinh tế.

Đơn hàng nhiều

Theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, sau thông báo ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài từ đầu năm do khủng hoảng, kinh tế nước này đang phục hồi mạnh, nhiều nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động bình thường, nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư cũng đã tăng trở lại từ cuối tháng 6.

Số liệu thống kê của cơ quan này cho biết, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đang gia tăng ở hầu hết các ngành nghề tại Malaysia. Hiện có khoảng 28.000 chỗ làm đang chờ lực lượng lao động nước ngoài.

Trao đổi với VnEconomy, đại diện một số doanh nghiệp tỏ ra lạc quan khi nói về thị trường “vàng” một thời của xuất khẩu lao động Việt Nam. Các doanh nghiệp cho biết gần đây  họ ký được rất nhiều đơn hàng tuyển dụng lên đến hàng trăm công nhân từ Malaysia.

Ông Nguyễn Quốc Hán, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Cát cho biết, công ty ông đang có nhu cầu tuyển hơn 100 lao động sang Malaysia làm ở nhà máy điện tử, thu nhập bình quân từ 700-1000 Ringit/tháng, tương đương khoảng 4 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn có một số đơn hàng xây dựng, chế tạo....

Theo ông Nguyễn Xuân An, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, với tình hình khó khăn chung trên toàn thế giới, đặc biệt là thực trạng thiếu việc làm, mức thu nhập nói trên là tạm ổn.

Phải thay đổi cách nhìn

Mặc dù nhiều thị trường Malaysia có dấu hiệu phục hồi, đơn hàng nhiều nhưng vấn đề tuyển dụng, tạo nguồn rất khó khăn. “Chúng tôi có đơn hàng tốt nhưng không tuyển đựơc lao động”, giám đốc một doanh nghiệp than  thở.

Nguyên nhân khiến lao động không muốn sang Malaysia vào thời điểm này theo các chuyên gia, ngoài mức thu nhập thấp, chủ yếu lao động vẫn sợ rủi ro sang đó không có việc làm phải về nước trước hạn.

Vì thế, các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để khôi phục lại thị trường là các doanh nghiệp đưa lao động sang Malaysia cần phải đảm bảo nghiêm túc các quy trình thủ tục, trong đó lưu ý việc khảo sát, kiểm tra tại nhà máy, nơi làm việc trước khi đưa lao động sang, tránh những ngành nghề dễ bị rủi ro; đồng thời tăng cường khả năng ngoại ngữ, thái độ và tâm lý làm việc cho người lao động.

Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho rằng, đã đến lúc người lao động cần thay đổi cách nhìn, phải xác định rõ rằng đi xuất khẩu lao động trước hết là để kiếm việc làm và có thu nhập ổn định, chứ không nhất thiết phải nuôi mộng đi là để làm giàu.

Đối với doanh nghiệp, ông Hải cũng chia sẻ những khó khăn trong vấn đề tạo nguồn. Ông cho biết, trong thời gian tới, Cục sẽ phối hợp với doanh nghiệp về các địa phương để làm việc với các ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương để tăng cường thông tin, niềm tin tới người lao động.

Tuy nhiên, "các doanh nghiệp đưa lao động sang thị trường Malaysia cần tăng cường trách nhiệm với người lao động, duy trì người đại diện tại nước sở tại, không nên uỷ quyền cho môi giới lao động giải quyết những phát sinh", ông Hải nói.

(Theo Vũ Quỳnh // VnEconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Cần tăng khả năng đàm phán cho công nhân
  • 2011-2015: Sẽ có chuẩn nghèo mới
  • Lương theo bằng cấp nên ngại học nghề
  • Lao động di cư quay về nông thôn: Lao đao tìm việc
  • Thị trường xuất khẩu lao động: Chỉ tiêu chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
  • Giải bài toán lao động nước ngoài nhập cư
  • Lao động chất lượng cao: Báo động trong vòng 5 năm tới
  • Xuất khẩu lao động: Tăng cơ hội, giảm chi phí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu