Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thưởng Tết: Nơi 99, nơi 2 triệu đồng

picture
Thông thường mức thưởng lên đến mấy chục triệu đồng chỉ thuộc về các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp - Minh họa: Khều.

Thông tin từ Ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp Tp.HCM (Hepza) cho biết, đã có những số liệu đầu tiên về kế hoạch thưởng Tết Nhâm Thìn từ các doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo đó, tính cho đến ngày 20/12, đã có hơn 160 doanh nghiệp công bố tình hình lương thưởng của năm 2011. Trong đó, mức thưởng cao nhất cho đến thời  điểm này thuộc về một doanh nghiệp trong nước, trong Khu công nghiệp Hiệp Phước với hơn 99 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lý Hepza, những số liệu nói trên chưa phản ánh điều gì, bởi hiện nay mới chỉ có hơn 160/1.000 doanh nghiệp nộp báo cáo về tình hình này.

Ngoài ra, những mức thưởng cao nói trên cũng không thể là con số đại diện và không thể dựa vào đó để đánh giá tình hình lương thưởng nói chung. Ông Định cho rằng, thông thường mức thưởng lên đến mấy chục triệu đồng chỉ thuộc về các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.

Còn lại, số đông là công nhân lao động thì phần lớn chỉ được thưởng tháng lương thứ 13, dao động từ 2 đến 6 triệu đồng. Hiện vẫn có doanh nghiệp trong ngành dệt may cho biết chỉ thưởng Tết cho công nhân nửa tháng lương bởi doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn.

Năm ngoái, mức thưởng Tết cao nhất theo báo cáo tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 532 triệu đồng, thấp nhất là 900 nghìn đồng và bình quân là 2,7 triệu đồng.

Năm nay, theo lãnh đạo cơ quan này, mức thưởng bình quân sẽ cao hơn bởi lương tối thiểu của lao động đã được điều chỉnh tăng từ 29% đến 68,7% vào 1/10/2011. Tuy vậy, số tiền thực lĩnh tăng không đồng nghĩa với việc người lao động được ăn Tết “to” hơn,  bởi mức tăng lương vẫn thấp hơn rất nhiều mức tăng chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống.

(Theo Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Trước ngày thi tiếng Hàn tại Nghệ An: 13.000 lao động phải ra Hà Nội thi để tránh 'cò'
  • Loay hoay xuất khẩu lao động
  • Đào tạo nhân lực : Khó cả đôi bên
  • Tuyển dụng lao động tại Tây Ninh: Thừa vẫn khó !
  • Thất nghiệp ảo, bảo hiểm thật
  • Làm gì để hạn chế lao động Việt sống bất hợp pháp tại Hàn?
  • Chỉ 5,7% doanh nghiệp có dịch vụ trông trẻ
  • Lao động rẻ đã mất dần lợi thế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu