Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiến vào thị trường lao động châu Âu

Nhiều động thái mới liên quan đến việc đưa lao động Việt Nam đi nước ngoài cho thấy một chiến lược khá rõ ràng từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đó là tiến vào thị trường lao động châu Âu, thay vì chỉ “bám” vào một số thị trường lao động truyền thống châu Á.

Sau khi Việt Nam ký Hiệp định Hợp tác lao động với Liên bang Nga (ngày 27/10), Cộng hoà Slovakia (ngày 27/10), trung tuần tháng 11 này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) sẽ tổ chức chuyến khảo sát thị trường lao động Ba Lan.

Trước đó, mặc dù thị trường Séc có nhiều bất ổn, tới mức Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) phải ký công văn yêu cầu các doanh nghiệp ngừng tuyển mới lao động đi Séc, nhưng ông Nguyễn Thanh Hoà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH vẫn khẳng định, Séc là một thị trường đầy tiềm năng, vấn đề là khai thác thị trường đó như thế nào để đảm bảo thông tin được minh bạch.

Chắc chắn đây chỉ là thời điểm tạm thời dừng tuyển mới lao động đi Séc, về lâu dài, đích ngắm tới thị trường này đang được Bộ LĐ-TB&XH thực hiện, với những động thái cụ thể nhằm chấn chỉnh hoạt động tuyển dụng và đưa người lao động sang Séc làm việc.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, một thị trường lao động khó tính là Phần Lan lần đầu tiên đã tiếp nhận 17 lao động Việt Nam sang làm việc theo 3 nghề: hàn, chế biến gỗ và điện. Mức lương cơ bản mà người lao động được nhận là 7-8 euro/giờ (khoảng 38.000 euro/năm). Đặc biệt, nếu người lao động làm việc tốt, sau 2 tháng có thể đón vợ con sang và định cư lâu dài tại Phần Lan.

Được biết, hàng năm, Phần Lan cần khoảng 10.000-20.000 lao động nước ngoài bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong nước. Đây là cơ hội tốt cho lao động Việt Nam nếu họ khẳng định được khả năng nghề và kỷ luật làm việc tại thị trường khó tính này.

Ông Hoà cho biết, một số thị trường lao động châu Âu như Séc, Slovakia, Ba Lan, Nga… không phải là thị trường hoàn toàn mới với Việt Nam, nhưng tiềm năng to lớn và nhu cầu cao về lao động nước ngoài tại các thị trường này vẫn đem đến nhiều cơ hội cho người lao động Việt Nam. “Chúng tôi chắc chắn là quan hệ lao động giữa chủ - thợ ở những nước này rất tốt. Người lao động nước ta khi nhập cảnh vào những nước này làm việc được đối xử và đảm bảo các quyền lợi như lao động bản xứ ”, ông Hoà nhận xét.

Theo ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động (VAMAS), nhu cầu nhận lao động nước ngoài tại một số nước châu Âu như Nga, Séc, Slovakia, Ukraine, Belaruss, Bulgary, Rumania… ngày càng tăng. Bên cạnh đó, một số nước khác như Đan Mạch, Phần Lan… cũng đã bắt đầu quan tâm đến lao động có tay nghề của Việt Nam và đang triển khai những bước thăm dò, thử nghiệm đầu tiên với các hợp đồng cung ứng lao động nhỏ.

Tuy nhiên ông Trào cho biết, những thị trường này đòi hỏi người lao động có kỹ năng tay nghề tương đối cao; thủ tục và cơ chế cấp thị thực nhập cảnh cho người lao động còn đang trong quá trình định hình, nên thường mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho cả người lao động và doanh nghiệp cung ứng lao động.

“Với thị trường lao động châu Âu, các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận rõ là không thể đưa lao động đi ồ ạ. Để thị trường được bền lâu, các doanh nghiệp chỉ cung ứng lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cao về nghề, ngoại ngữ ”, ông Trào nói và cho rằng, chỉ những doanh nghiệp có đầu tư nâng cao chất lượng lao động và đủ các điều kiện mới được phép tham gia thị trường này, để ngặn chặn tình trạng nhiều doanh nghiệp đổ xô tìm kiếm hợp đồng, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, vô hình trung làm nhiễu thị trường.

( Cổng thông tin kinh tế )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu