Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2008: Xuất khẩu tăng trưởng cao hơn nhập khẩu

Bộ Công Thương cho biết năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Đây là năm đầu tiên Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.

Đặc biệt, ngoài 10 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã được thực hiện từ năm 2007 trở về trước là dầu thô, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, thủy sản, gạo, cà phê, cao su, trong năm 2008 xuất hiện thêm 1 mặt hàng có khả năng đạt trên 1 tỷ USD là dây và cáp điện.

Theo Bộ Công thương, tuy gặp nhiều khó khăn và biến động khôn lường của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhưng nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đáng chú ý là nhập siêu giảm 3 tỷ USD xuống còn 17 tỷ USD với tỷ kệ nhập siêu/xuất khẩu đạt khoảng 27%, giảm so với năm 2007. Đặc biệt, tổng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt 79,91 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm ngoái.

Các chuyên gia thương mại cho rằng năm 2009, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng Bộ sẽ phấn đấu đạt mức tăng trưởng 13% so với năm 2008.

Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ sẽ tập trung vào 3 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp thư nhất là về ngân hàng; trong đó Bộ sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các ngành liên quan thực hiện tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu; ngân hàng sẽ xem xét để đảm bảo nhu cầu cần thiết về tiền tệ cho nhu cầu của doanh nghiệp.

Đối với nhóm giải pháp về tài chính, Chính phủ sẽ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện miễn, giảm, chậm thời gian nộp thuế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Riêng nhóm giải pháp về quản lý nhà nước, xúc tiến thương mại, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các chương trình đã thực hiện trong năm 2008 với quy mô lớn hơn như: tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu theo hướng mở rộng thị trường.

Mặt khác, Bộ cũng sẽ đổi mới hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp, thúc đẩy đàm phán mở thị trường, ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các đối tác kinh tế tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế./

(Theo TTXVN/Vietnam+)

  • CPI bình quân 2008 tăng 22,97% so với năm 2007
  • DN Việt Nam đang tự làm khó mình
  • Chỉ số giá tháng 12 vẫn giảm, Chính phủ đạt mục tiêu kìm lạm phát
  • Kinh tế 2008 từ góc nhìn của các bộ trưởng
  • Chất lượng: Yếu tố cạnh tranh hàng đầu của DN
  • Doanh nghiệp chủ động đề nghị được hỗ trợ
  • Cải cách hành chính: Bao giờ doanh nghiệp hết khổ?
  • Thực hiện quyết liệt 5 nhóm giải pháp cấp bách trong năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi