Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

"Các Bộ và các cơ quan hữu quan cần tăng cường phối hợp trong triển khai công tác, đặc biệt có sự gắn kết chặt chẽ và kịp thời về trao đổi thông tin giữa phái đoàn đại diện của ta ở nước ngoài và trong nước. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, các Bộ cũng cần quan tâm thỏa đáng đến việc bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý, nâng cao vai trò tham mưu tư vấn cho Chính phủ và phòng chống các rủi ro thương mại, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá cũng như hàng rào kỹ thuật".

Phó Thủ tướng Chính Phủ Phạm Gia Khiêm đã chỉ đạo như vậy tại phiên họp tổng kết năm 2008 và triển khai kế hoạch năm 2009 của Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế tổ chức ngày 19/1, tại Hà Nội.
Hiện tại, Bộ Công Thương đã thực thi đầy đủ những cam kết về việc mở cửa thị trường dịch vụ, phân phối; trong đó, nổi bật nhất là việc tạo điều kiện cho việc cấp phép hoạt động đối với một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard Chartered. Đồng thời, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phân phối, bán lẻ nước ngoài cũng được đăng ký hoạt động tại Việt Nam từ ngày 1/1/2009.
 
Trong khi đó, Bộ Tài chính đã hướng dẫn và thực hiện việc cắt giảm thuế từ ngày 1/1/2008 cho hơn 3 ngàn dòng thuế, bao gồm các mặt hàng xi măng, dệt may, nông thổ sản, rau quả tươi, thịt chế biến, ô tô… với mức giảm từ 1-6%; trong đó đa số các mặt hàng có mức thuế suất giảm từ 2-3%. Đồng thời, do tổ chức điều hành tốt nên không xảy ra tình trạng có mặt hàng nào bị thay đổi, cắt giảm thuế một cách đột ngột. Cũng trong năm 2008 vừa qua, Bộ Tài chính đã rà soát các văn bản pháp lý về tài chính, so sánh với quy định của WTO để đề xuất lộ trình điều chỉnh phù hợp.

Bộ Tư pháp vào cuộc bằng việc góp ý và thẩm định 95 điều ước quốc tế bao gồm những điều ước cụ thể trong quan hệ đa phương và song phương bên cạnh việc thẩm định 185 văn bản quy phạm trong nước. Những công việc trên góp phần đưa khuôn khổ pháp luật, quy định của Việt Nam tiến gần và tương đồng với quy định của WTO cũng như quy định của các định chế, tổ chức quốc tế. Từ đó, chúng ta có thêm điều kiện để chủ động hội nhập và đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế.

Theo Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế, đến nay đã có 17 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Điều này có nghĩa ngày càng nhiều đối tác thừa nhận Việt Nam như một đối tác tiềm năng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quan hệ đầu tư- thương mại quốc tế và từ đó sẽ góp thêm nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam.

(Theo dddn)

  • Bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý
  • DN Việt Nam sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng
  • Không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn lạc quan về tình hình kinh tế đầu năm 2009
  • Thông tin thống kê cần kịp thời, chuẩn xác
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn lạc quan
  • Giải pháp hiệu quả ngăn chặn suy giảm kinh tế
  • Dự toán thu NSNN năm 2009 đạt 389.300 tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi