Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiến nghị giảm phát hành TPCP trong năm 2011: Bớt áp lực lên nợ công

Nguồn vốn TPCP đã được tập trung cho những dự án quan trọng, cấp bách. Ảnh: Đức Thanh
Xuất phát từ yêu cầu quản lý nợ của Chính phủ và quản lý nợ công, cũng như khả năng huy động vốn trên thị trường, Chính phủ vẫn kiến nghị Quốc hội giảm bớt khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP).
 
Năm 2010, theo kế hoạch, nguồn vốn TPCP thực hiện 68.000 tỷ đồng (trong đó có 12.000 tỷ đồng được chuyển từ năm 2009 sang). Mặc dù thời gian thực hiện mới đi được 3/4 quãng đường, nhưng theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn TPCP năm nay đạt 100% kế hoạch, bằng 8,5% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và tăng tới gần 48% so với số vốn thực hiện trong năm 2009 - năm mà việc giải ngân nguồn vốn TPCP đạt kết quả khả quan nhất kể từ khi Chính phủ huy động TPCP để thực hiện các công trình, dự án quan trọng.

Việc giải ngân nguồn vốn TPCP năm 2010, dù còn tồn tại một số hạn chế, song theo đánh giá của Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Cao Viết Sinh, nhìn chung, phần lớn các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành phân bổ vốn cụ thể cho từng dự án; nguồn vốn TPCP đã được tập trung cho những dự án quan trọng, cấp bách và các dự án có khả năng hoàn thành ngay trong năm 2010…

“Nhờ việc tăng cường chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn của các cấp, các ngành và áp dụng nhiều cơ chế linh hoạt, trong đó có việc cho phép các bộ, ngành, địa phương tự điều chỉnh chuyển nguồn vốn TPCP từ dự án chậm tiến độ sang các dự án khác trong phạm vi Danh mục dự án đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, nên tình hình thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư từ TPCP đã cải thiện hơn rất nhiều so với những năm trước”, ông Sinh phát biểu.

Năm 2011, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua tổng mức đầu tư toàn xã hội 905.000 tỷ đồng (bằng khoảng 40% GDP), tăng hơn 13% so với số ước thực hiện năm 2010, nhưng nguồn vốn TPCP chỉ có 45.000 tỷ đồng, giảm 34% (tương đương 11.000 tỷ đồng) so với số ước thực hiện năm 2010. Việc giảm nguồn vốn TPCP, theo ông Sinh, xuất phát từ yêu cầu quản lý nợ của Chính phủ và quản lý nợ công, cũng như khả năng huy động vốn trên thị trường.

Trước thực trạng nợ công đang ở mức cao, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Hà Văn Hiền đồng tình với đề xuất của Chính phủ trong việc giảm nguồn vốn đầu tư từ nguồn TPCP. “Để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, năm 2009 và 2010, chúng ta đã tập trung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và vốn TPCP khiến nợ công và nợ chính phủ tăng mạnh; năm 2011, nền kinh tế đã đi vào phát triển ổn định thì việc giảm nguồn vốn này để tránh vấn đề nợ công có thể trở nên trầm trọng hơn là cần thiết”, ông Hiền nhấn mạnh.

“Mặc dù năm 2011, Chính phủ dự kiến giảm 34% nguồn vốn đầu tư từ TPCP, nhưng tổng mức phát hành lên đến 45.000 tỷ đồng vẫn còn quá cao”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển nhận định và đề xuất, để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và khả năng huy động vốn của Bộ Tài chính, năm 2011, chỉ nên phát hành TPCP ở mức 40.000 tỷ đồng và giảm dần việc phát hành vào những năm tiếp theo.

Về vấn đề này, ông Sinh cho biết: “Chính phủ đang chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá những lĩnh vực mà tư nhân có thể tham gia, song trên thực tế, nguồn vốn của tư nhân không thực sự dồi dào, nên khó có thể tham giam đầu tư các dự án, công trình đang được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước vẫn phải tiếp tục đầu tư vào các công trình, dự án quan trọng, với số vốn tối thiểu không thấp hơn 45.000 tỷ đồng/năm”.

Việc không thể cắt giảm nguồn vốn TPCP mạnh hơn nữa, theo ông Sinh, chỉ tính nhu cầu vốn để hoàn thành các dự án có trong Danh mục theo Nghị quyết 881/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cần tới 310.000 tỷ đồng (chưa bao gồm số tiền điều chỉnh tổng mức đầu tư dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 20%). “Trong vòng 5 năm tới, nếu mỗi năm phát hành 45.000 tỷ đồng TPCP, thì tồng số tiền đầu tư cũng chỉ đáp ứng được khoảng 70% số vốn tối thiểu để đầu tư cho các công trình, dự án đã được phê duyệt”, ông Sinh giải thích.

(Theo Báo đầu tư)

  • 10 giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
  • Những doanh nghiệp tư nhân tài giỏi không phải là hiếm
  • Một số ý kiến về Chiến lược phát triển 2011 – 2020
  • Điểm nhấn đột phá về thể chế
  • Nỗ lực thực thi các mục tiêu thiên niên kỷ
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chủ nợ của thế giới
  • Tụt hạng tín nhiệm, có quá lo?
  • Cuối năm 2010: Ngành nào "hot" nhất ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi