Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội

Ngày 12-12, ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của tỉnh năm 2009. Ông Nguyễn Tuấn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến dự.

Năm 2009 là năm thứ 4 triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006 -2010. Vì vậy, việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2009 sẽ là điều kiện tiên quyết cho thành công của kế hoạch 5 năm. Trong bối cảnh suy giảm chung của nền kinh tế thế giới, tác động trực tiếp đến kinh tế của cả nước và của tỉnh, UBND tỉnh xác định, năm 2009 các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như: công nghiệp, xuất khẩu, du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài... sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, trong năm 2008, các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội bước đầu đã phát huy tác dụng, song, để đạt được các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, năm 2009, các cấp, các ngành cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa vào việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như sau:

THÁO GỠ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ –XÃ HỘI NĂM 2009

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính theo giá hiện hành: 90.027 tỷ đồng (trừ dầu khí)
- GDP bình quân đầu người: 5.445 USD, tương đương 89,85 triệu đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp: 121.994 tỷ đồng (trừ dầu khí)
- Tổng doanh thu thương mại – dịch vụ: 66.395 tỷ đồng
- Giá trị xuất khẩu (trừ dầu khí): 1.059 triệu USD
- Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: 6.368 tỷ đồng
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: 23.317 tỷ đồng
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 76.449 tỷ đồng
- Tổng chi ngân sách địa phương: 5.088 tỷ đồng
- Số hộ thoát nghèo 8.500 hộ, giảm 19,05%
- Số lao động được giải quyết việc làm: 32.500 người.
- Mức hưởng thụ văn hóa: 30 lần/người.

Song song với việc thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy thoái kinh tế mà Chính phủ đã đề ra, bước sang năm 2009, các địa phương và các ngành đẩy mạnh kích cầu đầu tư nhằm chống tình trạng giảm phát. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là tháo gỡ khó khăn, tập trung cho các dự án đầu tư và dự án công nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương có trách nhiệm đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh việc đầu tư hạ tầng 7 cụm Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp gồm: Tóc Tiên 2, Tân Hòa, Boomin Vina (Mỹ Xuân), Mỹ Xuân 1, An Ngãi, Long Mỹ và Đồng Thảy để thu hút dự án. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập, nâng tỷ lệ lấp đầy các KCN lên 40%, riêng các KCN thành lập từ năm 2006 phải đạt 80%. Rà soát và giám sát việc triển khai đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung đối với các KCN đã lấp đầy hơn 60% diện tích. Điện là nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất, vì vậy, UBND tiûnh chỉ đạo Sở Công thương xây dựng kế hoạch nhu cầu điện và kế hoạch tiết giảm điện năm 2009, đồng thời kiến nghị Bộ Công thương tăng chỉ tiêu phân bổ điện năng cho tỉnh thêm 40%.

Ngành thương mại chú trọng giữ ổn định các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng thêm các thị trường mới như Trung Đông, Nam Phi, chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các thị trường châu Âu, châu Mỹ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, các dự án thương mại, chợ, tăng tỷ trọng dịch vụ địa phương; ổn định thị trường, tằng cường kiểm soát, bình ổn giá, chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả. Ngành du lịch đẩy nhanh tiến độ thực hiện 39 dự án du lịch đang triển khai xây dựng, đôn đốc nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn đăng ký thành vốn thực hiện và rà soát các dự án chậm triển khai để có kế hoạch hỗ trợ hoặc thu hồi dự án.

Để tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng cũng như sản xuất kinh doanh, lãnh đạo các địa phương và các sở, ngành tập trung rà soát lại các văn bản pháp luật để kịp thời điều chỉnh bổ sung, đồng thời hủy bỏ ngay những văn bản không còn phù hợp làm cản trở phát triển sản xuất, kinh doanh; Rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang hoạt động, đang đầu tư xây dựng, đặc biệt là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng...

ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

Năm 2009, cải cách hành chính tiếp tục được xác định là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định tiến độ và kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội. Tại hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Minh, Bí thư Tỉnh ủy, chỉ đạo các địa phương và các ngành phải chủ động phối hợp, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh kịp thời điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội. Đồng thời, phải tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn này, cần chủ động giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, và kiên quyết chống những biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu, làm khó cho doanh nghiệp. Rà soát lại các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như: đầu tư, đăng ký kinh doanh, xây dựng, đất đai, thuế… để kiến nghị Trung ương sửa đổi, bãi bỏ những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý. Xây dựng chương trình giải quyết khiếu nại, tố cáo tập trung giải quyết nhanh các vụ khiếu nại, tố cáo có tính chất phức tạp, kéo dài...
Năm 2009, có nhiều dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp triển khai trên địa bàn các huyện đòi hỏi phải di dời, giải tỏa hàng ngàn hộ dân. Vì vậy, tỉnh xác định công tác đền bù giải tỏa cần thực hiện rốt ráo và phải gắn liền với chính sách an sinh xã hội. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhanh chóng hoàn tất đề án chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Tập trung khảo sát, điều tra số lao động trong độ tuổi nhằm phối hợp với các chủ đầu tư dự án lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn, đặc biệt chú trọng các hộ nằm trong vùng dự án và số lao động bị mất việc làm do thu hồi đất cho các dự án.

Tình hình kinh tế thị trường sẽ còn chứa đựng nhiều biến động, vì vậy, công tác quản lý Nhà nước cần được xem xét, chấn chỉnh theo hướng khắc phục những yếu kém, nâng cao hiệu lực quản lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân. Năm 2008, chỉ số cạnh tranh của tỉnh được xếp hạng thứ 12, thấp hơn so với năm trước. Điều này có liên quan trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, điều hành chỉ đạo và cải cách thủ tục đầu tư của tỉnh. Ông Nguyễn Tuấn Minh yêu cầu lãnh đạo các địa phương và các ngành đặc biệt lưu ý đến việc cải thiện môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính trong năm 2009.

 

 

(Theo báo baobariavungtau)

  • PCI 2008: Đánh giá của địa phương “rớt hạng”
  • Thấy gì từ năng lực cạnh tranh các tỉnh năm nay?
  • Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mục tiêu 2020
  • Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2008 và 2009
  • Năm 2012: Việt Nam sẽ có vệ tinh thứ 2 được phóng vào quỹ đạo mang tên VNREDSat-1
  • Gói giải pháp của Chính phủ Việt Nam sẽ làm tăng mức chi tiêu lên khoảng 1 tỉ USD
  • Giải pháp kiềm chế lạm phát và chống suy giảm kinh tế
  • Thị trường bán lẻ trước giờ G, Bài 1: Sẵn sàng “đối đầu”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi