Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phòng ngừa tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ được cho là sẽ tác động trực tiếp tới tăng trưởng xuất khẩu và tính thanh khoản của nền kinh tế Việt Nam. Không thể đứng ngoài “cuộc chơi” toàn cầu, bởi vậy, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam là không thể tránh khỏi.

Cho dù còn có các ý kiến khác nhau về mức độ tác động đến nền kinh tế Việt Nam, song nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ chịu tác động trực tiếp nhất và nhanh nhất. Đây là một trong những nội dung chính của bản báo cáo mới đây của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia về khủng hoảng kinh tế Mỹ và tác động tới Việt Nam.

Bản báo cáo này đã phân tích nguyên nhân và xu thế của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, đưa ra những nhận định, dự báo về những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đối với nền kinh tế Việt Nam, cũng như đã đề xuất các biện pháp để ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng, nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định.

Thực ra, không phải tới khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản, Merrill Lynch bị Bank of America thâu tóm và AIG phải nhờ đến cứu viện của Chính phủ mới có thể tồn tại - những giọt nước làm tràn ly cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ - thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ mới giảm, mà ngay từ những tháng đầu năm, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc xuất khẩu sang thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2007.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, do cầu tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính, trong 7 tháng đầu năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 19,2%, thấp hơn khá nhiều so với mức 28,6% của cả năm 2007. Không những vậy, tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của năm ngoái xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm nay. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được cho là chịu nhiều ảnh hưởng nhất là hàng may mặc, giày da, cá basa, cà phê…

Trên một khía cạnh khác, theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ còn tác động gián tiếp đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật Bản - hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng tại các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm ngoái là 18%.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, thì kinh tế Mỹ có thể phải tới cuối năm 2010 mới phục hồi, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải cắt giảm chi tiêu, kéo theo cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm, vì vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ khó có thể đạt mức 30%/năm như trong thời gian qua, mà chỉ đạt khoảng 20% trong giai đoạn 2009 - 2010.

Các thị trường EU và Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng của Mỹ. Cộng thêm những khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, do tín dụng thắt chặt, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khiến giá thành sản xuất cao, hàng hóa khó cạnh tranh, thì xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực.

Không chỉ xuất khẩu bị ảnh hưởng, mà theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ tác động không nhỏ tới thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khoán, bất động sản và cả vấn đề giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tuy vậy, những tác động này được cho là sẽ có một độ trễ nhất định, do sự hội nhập quốc tế về tài chính, tiền tệ của Việt Nam chưa sâu và chưa toàn diện.

Ở đây, xin chưa bàn tới những tác động tới thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam, mà chỉ nói tới khả năng giải ngân vốn FDI và ODA. Những dự báo ban đầu cho thấy, số vốn ODA của Việt Nam dự kiến giải ngân 2,3 tỷ USD trong năm nay khó có thể thực hiện được, khi đầu tư toàn cầu bị cắt giảm, dự trữ cho vay của các nước phát triển được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính.

Tương tự, giải ngân vốn FDI cũng có thể sẽ giảm, khi mà trong tình hình khó khăn hiện nay, không chỉ các công ty của Mỹ, mà còn của các nước khác, đặc biệt của các công ty con tại quốc gia thứ ba mà Mỹ thông qua để đầu tư vào Việt Nam sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch tài chính và đầu tư. Ngay cả các dự án FDI đang triển khai cũng có thể bị chững lại, vì rất có thể, các công ty sẽ phải cân đối lại nguồn vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng này.

Riêng các dự án mới cấp phép, nếu chủ đầu tư bị tổn thương lớn từ cuộc khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển khai, thậm chí rút bỏ. Do vậy, năm 2009 - 2010, tốc độ giải ngân vốn FDI được dự báo là sẽ theo xu hướng chậm lại. Giải ngân ODA và FDI dự báo sẽ chậm lại, trong bối cảnh Việt Nam đang nhập siêu khá lớn, thì sẽ ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, đến tính thanh khoản của nền kinh tế.

Trước tình hình này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện 8 nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì Chính phủ nên có những biện pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa những tác động xấu do khủng hoảng tài chính của Mỹ. Hơn thế, trong bối cảnh này, thì các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 phải được tính toán một cách hết sức kỹ lưỡng và hợp lý.

Và như lời khuyên của các chuyên gia kinh tế quốc tếá, thì thay vì đầu tư tăng trưởng, Việt Nam hãy tập trung vào củng cố các vấn đề nền tảng của kinh tế vĩ mô, coi cuộc khủng hoảng tài chính lần này như một cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế.
 

( Cổng thông tin kinh tế )

  • Tăng động lực cho Tam giác phát triển
  • Việt Nam cần những giải pháp cụ thể giải quyết khủng hoảng (12/11)
  • Kinh tế 2009: vẫn nặng nỗi lo lạm phát
  • Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định trong 10 năm tới
  • Nghịch lý trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
  • Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Mông Cổ sẽ đạt 10 triệu USD vào năm 2010
  • Suy thoái kinh tế-thời cơ vàng cho quảng cáo
  • Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi