Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế

Tại phiên họp thường kỳ htáng 3/2009, Chính phủ nhận định, do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nhiều chỉ tiêu kinh tế của nước ta trong quí I đạt thấp. Cũng do thực hiện các biện pháp an sinh xã hội và kích cầu đầu tư và tiêu dùng, nên thu ngân sách trong quý I chỉ bằng 88% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách tăng 4,1%. Theo Bộ Tài chính, nếu GDP năm nay đạt 5% thì giảm thu ngân sách sẽ là 12.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực của nền kinh tế lại có những chuyển biến khá tích cực. Cụ thể:

+Thực hiện vốn đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tăng mạnh nhờ những giải pháp kích cầu đầu tư của Chính phủ và nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh. Theo thống kê, thực hiện vốn đầu tư ở trong nước quý I đã tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2008, đạt gần 100 ngàn tỷ đồng.

+Sản xuất nông lâm sản thuỷ sản nhìn chung khá thuận lợi nhờ giá sản phẩm đầu ra ổn định ở mức khá cao trong khi các chi phí đầu vào giảm đáng kể.

+Đánh bắt hải sản tăng cao nhờ thời tiết thuận lợi và giá xăng dầu giảm.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, những lĩnh vực nền tảng của nền kinh tế đã có những chuyển biến khá tích cực. Đó là hệ thống tài chính tiền tệ vẫn giữ được ổn định trong cơn khủng hoảng; thị trường BĐS ấm trở lại, thị trường chứng khoán đã có những tín hiệu phục hồi sau một thời gian dài giảm mạnh...

Cùng với kênh đầu tư tiếp tục tăng mạnh nhờ các giải pháp kích cầu đầu tư của Chính phủ đang ngấm dần, dự báo tăng trưởng kinh tế của nước ta trong quý II sẽ được cải thiện, với mức tăng khoảng 4-4,5%.

Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp, nên dự báo kinh tế nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặat với nhiều khó khăn và thách thức. Trước tình hình này chính phủ đã quyết định điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng trong năm nay từ 6,5% xuống còn 5% và điều chỉnh mức bội chi ngân sách từ 4,8% lên khoảng 8% GDP.

Để hỗ trợ tích cực hơn cho nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:

+Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung vào ngăn chặn suy giảm kinh tế, tập trung chỉ  đạo nông nghiệp không để dịch bệnh tràn lan, không để xảy ra tình trạng trúng mùa nhưng rớt giá. Hỗ trợ nông dân kích cầu, cho nông dân vay để mua thiết bị.

+Đối với sản xuất công nghiệp và xây dựng, tháo gỡ bằng thuế và thủ tục đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.

+Chính phủ cũng sẽ có cơ chế phù hợp hơn với gói kích cầu, chống buôn lậu và gian lận thương mại phù hợp với cam kết WTO.

+Về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính rà soát lại các tiêu chí theo hướng mở rộng hơn, làng nghề cũng vay được vốn ưu đãi.

(Theo Vinanet)

  • Một góc nhìn về ứng phó khủng hoảng tại Việt Nam
  • Kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm: “Hồng” hay “xám”?
  • ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam: Nên “hết sức thận trọng”
  • Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản và bài học rút ra cho Việt Nam
  • Thất nghiệp tăng, kinh tế tăng trưởng 3,1%
  • ADB dự báo kinh tế VN sẽ hồi phục vào 2010
  • Thách thức và kỳ vọng
  • Tìm cơ hội trong khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi