Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

XKLĐ năm 2009: Phát triển theo hướng nào?

XKLĐ được coi là kênh giải quyết việc làm và xoá nghèo hiệu quả tại nhiều địa phương trong cả nước. Năm 2009, Bộ LĐTBXH được giao thực hiện chỉ tiêu đưa 90.000 LĐVN đi làm việc ở nước ngoài.

Trước những biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường XKLĐ năm 2009 sẽ phát triển theo hướng nào. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với một số đại biểu về vấn đề này.

* Ông Nguyễn Thanh Hoà - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Thị trường Châu Á vẫn là trọng điểm

Thị trường Châu Âu với thu nhập cao là cơ hội lớn cho LĐVN, nhưng về số lượng thì đây không phải là mục tiêu trọng điểm của chúng ta, vì đây là thị trường dành cho LĐ tay nghề cao, ngoại ngữ tốt. Châu Á vẫn là thị trường phù hợp với phần đông LĐVN, trong đó Trung Đông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là những thị trường trọng điểm. Bộ xác định, năm 2009, sẽ tập trung đẩy mạnh các giải pháp để tăng thị phần tại các thị trường trọng điểm.

* Ông Nguyễn Bá Hải - Trưởng ban Quản lý LĐVN tại Đài Loan: Thị trường Đài Loan vẫn rất tiềm năng

Hiện, có trên 81.000 LĐVN tại Đài Loan. Chưa có thống kê chính xác về số DN tại Đài Loan tuyên bố phá sản hoặc dãn việc, nhưng có 3 cách giải quyết cho số LĐ chịu tác động của cuộc khủng hoảng là: Về nước, chuyển chủ hoặc về nghỉ phép một thời gian. Số LĐ bị ảnh hưởng rơi vào CN các ngành công nghiệp điện tử, dệt - là các ngành XK (khoảng 30% LĐVN làm trong các ngành này); còn LĐ các ngành cơ khí, giúp việc gia đình, hộ lý... không chịu tác động. Tuy nhiên, hiện Đài Loan vẫn là thị trường thu hút số lượng lớn LĐVN với số LĐ mới chờ thẩm định lên tới 3-4 ngàn LĐ/tháng. Năm 2009, Đài Loan vẫn là thị trường tiềm năng, có thể khai thác tốt, nhưng NLĐ cần tìm hiểu kỹ thông tin về DN, công việc trước khi đi.

* Ông Nguyễn Phú Bình - Đại sứ VN tại Nhật Bản: Nhật là thị trường tốt, có thể mở rộng hơn

     LĐVN được Nhật Bản đánh giá cao vì tinh thần cần cù, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc và khả năng thích ứng, tiếp thu tay nghề cao. Đây là cơ hội cho VN mở rộng thị trường tại Nhật. Không chỉ LĐ trình độ cao, mà LĐ bình thường, có tay nghề vẫn có cơ hội làm việc tại Nhật như y tá, hộ lý. Về chương trình tu nghiệp sinh, sắp tới Nhật sẽ tăng số lượng tiếp nhận và nhiều khả năng sẽ nới dài thời gian lên 5 năm, thay vì 3 năm như hiện nay.

* Ông Hồ Tất Thắng - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An: Cần có chính sách giải quyết việc làm cho NLĐ sau khi đi XKLĐ

Nghệ An hiện có 17.000 LĐ đang làm việc tại nước ngoài; số LĐ về nước hàng năm khoảng 4-5 ngàn LĐ, trong đó chỉ có 15-17% có khả năng mở DN, tự tạo việc làm, số còn lại tiếp tục đi tìm việc. Vì vậy, cần có chính sách thu hút, tạo việc làm cho LĐ đã đi XK, vì đây sẽ là nguồn LĐ chất lượng, có tay nghề, ý thức tác phong công nghiệp, có thể cung cấp cho các KCN-KCX.

(Theo báo Lao động )

  • Một năm nhìn lại
  • Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia
  • Kinh tế trang trại: Quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh chưa ổn định
  • Sản xuất đối mặt với khó khăn
  • Hệ thống phân phối bán lẻ Ngành giấy: Cạnh tranh kém, mất thị phần
  • Việt Nam giành điểm về niềm tin
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt 36.545 tỷ đồng
  • Những bài học rút ra từ kết quả PCI 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi