Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gỡ vướng trong quá trình chuyển đổi công ty nhà nước

Đến ngày 1/7/2010, các Công ty Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa (CPH) mà chưa có quyết định công nhận giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền thì được chuyển thành công ty TNHH một thành viên theo quy định của Nghị định 25/2010/NĐ-CP và chủ sở hữu tiếp tục thực hiện các bước cổ phần hóa.

Công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải ghi chủ sở hữu là Nhà nước

Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hướng dẫn triển khai thực hiện việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP mới được triển khai thực hiện từ tháng 5/2010.

Theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP, trước ngày 1/7/2010, các Bộ, UBND cấp tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước phải hoàn thành việc chuyển đổi các công ty nhà nước do mình quản lý thành công ty TNHH một thành viên. Đối với doanh nghiệp đang thực hiện cổ phần hóa dự kiến được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa trước ngày 1/7/2010 thì không chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên mà tiếp tục thực hiện theo trình tự, thủ tục cổ phần hóa và đăng ký kinh doanh là công ty cổ phần sau ngày 1/7/2010.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định này có một số vướng mắc. Giải quyết tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:

Được giữ nguyên tên như khi là công ty nhà nước

Về tên gọi và chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế khi chuyển thành công ty TNHH một thành viên được giữ nguyên tên như khi là công ty nhà nước.

Đồng thời, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bổ sung thêm loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH.

Về chủ sở hữu, công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải ghi chủ sở hữu là Nhà nước.

Mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất 1 Kiểm soát viên chuyên trách về lĩnh vực tài chính kế toán doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Kiểm soát viên trong công ty TNHH một thành viên phải có các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 71 Luật Doanh nghiệp và do chủ sở hữu đã được quy định tại Điều 3 Nghị định 25/2010/NĐ-CP bổ nhiệm, căn cứ vào từng doanh nghiệp và lĩnh vực chủ sở hữu cần giám sát mà cử Kiểm soát viên có trình độ chuyên môn thích hợp nhưng ít nhất phải có 1 Kiểm soát viên chuyên trách về lĩnh vực tài chính kế toán doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có thể cử Kiểm soát viên từ đơn vị mình, từ cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư hoặc cơ quan khác có trình độ chuyên môn phù hợp sau khi đã thống nhất với cơ quan đó.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm Kiểm soát viên tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty TNHH một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước quy mô lớn, quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Phương án đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nếu không đủ điều kiện chuyển thành công ty TNHH một thành viên

Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kinh doanh thua lỗ, mất hết vốn nhà nước, không đủ điều kiện chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì tiến hành cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu không sắp xếp được theo các hình thức trên thì tiến hành bán doanh nghiệp hoặc phá sản mà không cấp bổ sung vốn. Đối với các công ty mẹ mà có các doanh nghiệp thành viên thua lỗ nói trên, khi xác định vốn điều lệ của công ty mẹ được loại trừ các công ty này.

Còn đối với thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ đang giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên thì trong năm 2010 phải thực hiện đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định 25/2020/NĐ-CP.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải thực hiện nghiêm túc việc chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc chuyển đổi các Nhà xuất bản theo Luật Doanh nghiệp và Luật Xuất bản.

Trước ngày 15/7/2010, báo cáo kết quả chuyển đổi công ty nhà nước

Trước ngày 15/7/2010, các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả chuyển đổi công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài mất hết vốn nhà nước, tiến độ cổ phần hóa công ty nhà nước, tiến độ xử lý đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể hoặc phá sản đến 30/6/2010.

(Theo Hà Phương // Tin Chính phủ // Công văn 1065/TTG-ĐMDN)

 

  • Hướng tới nền tài chính điện tử
  • Ngành Giáo dục đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử
  • Hàng loạt dự án điện chậm tiến độ
  • Tăng sức cạnh tranh cho công nghiệp Việt Nam
  • Vay tối đa 85% giá trị hợp đồng xuất, nhập khẩu
  • CPI ổn định tháng thứ 3 liên tiếp
  • Nâng cấp tuyến giao thông huyết mạch vùng Bắc bộ
  • Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phát triển nhân lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi