Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành Giao thông vận tải 65 năm phát triển cùng đất nước

65 năm qua, trong mỗi thành tựu của đất nước đều có những đóng góp thiết thực, quan trọng của ngành Giao thông vận tải.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của ngành GTVT. Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 24/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống (28/8/1945 – 28/8/2010) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2005 – 2010.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến dự. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.

Ngành “đi trước mở đường”

 Trong 65 năm qua, ngành GTVT đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, từ khi đất nước bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi Mới, ngành GTVT đã luôn thể hiện vai trò là ngành kinh tế quan trọng, luôn đi trước “mở đường”.

Cán bộ, công nhân viên toàn ngành đã phấn đấu thực hiện nhiều công trình giao thông qui mô lớn, tầm cỡ khu vực như: Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, cầu Mỹ Thuận, cảng nước sâu Cái Lân, nhà ga T1 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; cầu Hàm Luông; cầu Cần Thơ; cầu Thanh Trì... tạo nên mạch máu giao thông ngày càng hoàn chỉnh. Mạng lưới đường giao thông nông thôn vươn tới các vùng sâu, vùng xa, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của nhân dân, góp phần đặc biệt quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Theo Bộ trưởng GTVT  Hồ Nghĩa Dũng, thời kỳ CNH – HĐH đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra cho ngành GTVT những nhiệm vụ hết sức to lớn, đòi hỏi ngành GTVT không chỉ tiến bước cùng đất nước mà còn phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế cùng với những bước phát triển đột phá về kết cấu hạ tầng GTVT trong những năm tới.

Hướng phát triển mà ngành GTVT quyết tâm thực hiện là đến năm 2020, xây dựng hệ thống GTVT cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý; kiềm chế và tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới GTVT trong cả nước cũng như các hành lang giao thông đối ngoại. Chất lượng vận tải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế và kết nối hợp lý giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải hành khách đường dài với vận tải hành khách đô thị.

GTVT cần đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững 

Biểu dương những thành tích to lớn của ngành GTVT trong suốt chặng đường 65 năm xây dựng và trưởng thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá " trong mỗi thành tựu của đất nước đều có những đóng góp thiết thực, quan trọng của ngành GTVT ".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hữu nghị cho Bộ trưởng Giao thông công chính Campuchia (bên trái) và Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải Lào (bên phải). Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng nhấn mạnh, bước sang giai đoạn phát triển mới, ngành GTVT cần tiếp tục phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa để cùng cả nước thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước; đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Trong đó, ngành GTVT được Đảng và Nhà nước xác định là ngành phải đi trước một bước để thực hiện khâu đột phá quan trọng là phát triển kết cấu hạ tầng với nhiều công trình hiện đại. Việc phát triển GTVT trong những năm tới phải vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế, vừa bảo đảm giao thông ngày càng tốt hơn cho nhân dân.

Trong thời gian tới ngành GTVT cần tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát triển mạnh và đồng bộ các loại hình vận tải; không ngừng nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải hàng hoá và nhu cầu đi lại của nhân dân.

Ngành GTVT cần tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; kiên trì xây dựng các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty mạnh trong ngành có khả năng xây dựng các công trình giao thông lớn, hiện đại cho đất nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu ngành GTVT cần tiếp tục thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp bảo đảm ATGT, phấn đấu giảm tai nạn giao thông và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân trong tham gia giao thông.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng (thứ 2 bên phải), Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức (thứ nhất bên phải) và Thứ trưởng Trần Mạnh Hùng (thứ nhất bên trái) đón nhận Huân chương Itsala của Nhà nước CHDCN Lào. Ảnh: Chinhphu.vn

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Hồ Chí Minh (lần thứ 2) cho ngành GTVT và trao Huân chương Hữu nghị cho Bộ trưởng Giao thông công chính Campuchia và Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải Lào.

(Theo Nguyễn Hoàng - Ảnh: Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • Tăng gấp đôi công suất Trạm biến áp 500kV Tân Định
  • Đẩy nhanh tiến độ dự án xơ sợi Đình Vũ, Hải Phòn
  • Thi đua phát triển hơn nữa ngành Tài chính
  • Ngoại giao Việt Nam - 65 năm đồng hành cùng đất nước
  • Gần 800 tỷ đồng xây cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
  • Ra 'tối hậu thư' với các tổng công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ
  • Đổi mới thể chế kinh tế trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững
  • Nâng cấp Cục Địa chất và Khoáng sản thành Tổng cục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi