![]() |
Việt Nam hiện có 4 doanh nghiệp chuyên đầu tư phát triển đường bộ cao tốc. Ảnh: ĐT |
Cuu Long CIPM được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) và sáp nhập với Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Khai thác cầu Cần Thơ, Công ty TNHH một thành viên Quản lý sửa chữa cầu đường 715. Tổng công ty dự kiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước. Ngoài ra, CIPM còn thành lập mới một số DN thành viên để thực hiện đầu tư các tuyến đường cao tốc khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ theo hình thức PPP và kinh doanh bất động sản, cung cấp các dịch vụ trên các tuyến đường cao tốc. Để tạo việc làm cho Cuu Long CIPM, trước mắt, Bộ GTVT xin Thủ tướng Chính phủ cho phép đơn vị này được chủ trì lựa chọn các nhà đầu tư, đứng đầu tổ hợp các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp PPP để đầu tư Dự án Đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 32,3 km, với tổng vốn đầu tư lên tới 338 triệu USD.
Theo các chuyên gia, về bản chất, Cuu Long CIPM có nhiều nét tương đồng về chức năng với hai DN nhà nước đã được thành lập chuyên về đầu tư phát triển mạng đường cao tốc, đó là Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tổng công ty Đầu tư tài chính và Phát triển cơ sở hạ tầng (Vidifi). Đó là chưa kể đến 2 công ty cổ phần do một số ngân hàng thương mại trong nước góp vốn cũng được thành lập để đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cao tốc. Trong số này, VEC từng được Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ đưa vào Quy hoạch phát triển mạng đường cao tốc Việt Nam với tư cách là “DN đầu mối”.
Mặc dù chỉ có chức năng, nhiệm vụ tương đương như một số đấu mối huy động vốn xây đường cao tốc khác, nhưng Cuu Long CIPM được Bộ GTVT “trang bị” những đặc quyền, ưu đãi về cơ chế vượt trội. Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ bảo lãnh các khoản vay nước ngoài của Cuu Long CIPM, bảo lãnh thanh toán trái phiếu trong nước và ngoài nước do Cuu Long CIPM phát hành; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm thủ tục thu xếp vốn vay ODA cho Cuu Long CIPM; giao Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại trong nước được cho Cuu Long CIPM vay vượt hạn mức theo quy định và cho CIPM được vay vốn tín dụng đầu tư...
Bên cạnh đó, việc Bộ GTVT lựa chọn Ban quản lý Mỹ Thuận làm nòng cốt để xây dựng nên Cuu Long CIPM cũng khiến nhiều người quan ngại, bởi đây chính là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp tới sự cố sập cầu Cần Thơ và việc để tổng vốn đầu tư Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương tăng gần gấp đôi, gây nhiều lãng phí cho ngân sách nhà nước.
“Việc thành lập thêm một siêu DN nhà nước chỉ nhằm hợp thức hóa việc tiếp nhận nguồn vốn OCR để xây dựng hạ tầng giao thông là không cần thiết, nhất là trong bối cảnh mô hình VEC sau 5 năm hoạt động vẫn còn không ít ý kiến đánh giá trái chiều về hiệu quả đầu tư và bản thân các DN tư nhân cũng đã được Chính phủ cho phép tiếp cận các nguồn vốn ODA”, lãnh đạo một DN tư nhân đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực đường cao tốc bức xúc.
(Theo Anh Minh // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com