Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Viên chức lập bản đồ địa chất khoáng sản sẽ được phụ cấp 40%

Theo dự thảo Quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức địa chất khoáng sản thuộc ngành Tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo, viên chức trực tiếp thực hiện Đề án lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản sẽ được hưởng phụ cấp 40% tiền lương.

Viên chức trực tiếp thực hiện đánh giá, thăm dò khoáng sản được phụ cấp 30% tiền lương

Theo phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tế cho thấy điều kiện lao động của nghề địa chất khoáng sản cao hơn so với một số ngành nghề khác. Nghề này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, tính khoa học chính xác cao, quy trình kỹ thuật chặt chẽ.

Cần có chế độ ưu đãi đối với viên chức địa chất khoáng sản

Công chức, viên chức làm nghề địa chất khoáng sản phải thường xuyên tiếp xúc với các môi trường có bức xạ cao, độc hại… Tuy nhiên, các yếu tố này lại không được xác định trong mức lương. Do vậy, chế độ tiền lương chung của viên chức ngành này chưa thể hiện hết được tính đặc thù của nghề hoặc công việc lĩnh vực địa chất khoáng sản.

Mặt khác, theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Nhưng riêng viên chức nghề địa chất khoáng sản trực tiếp làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm cao hơn bình thường và những hệ lụy ảnh hưởng lâu dài vẫn chỉ hưởng lương như viên chức các ngành khác mà chưa được hưởng chế độ đãi ngộ khác.

Vì vậy, để viên chức ngành Tài nguyên và môi trường nói chung và lĩnh vực địa chất khoáng sản nói riêng yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì việc ban hành chế độ ưu đãi theo nghề đối với viên chức trực tiếp làm nghề địa chất khoáng sản là rất cần thiết.

Dự kiến có 2 mức phụ cấp ưu đãi

Theo dự thảo, viên chức địa chất khoáng sản sẽ được hưởng một trong 2 mức phụ cấp: 40%, 30% so với tổng tiền lương cấp bậc công việc trong đơn giá công trình địa chất, cụ thể:

Mức 40% được áp dụng đối với viên chức trực tiếp thực Đề án lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản.

Mức 30% áp dụng đối với viên chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ địa chất khoáng sản khác, bao gồm: tìm kiếm, đánh giá, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; các công trình nghiên cứu, ứng dụng về địa chất, khoáng sản.

Dự thảo cũng quy định rõ, mức phụ cấp ưu đãi trên được xác định theo lương cấp bậc công việc định mức, được tính trong đơn giá dự toán công trình địa chất khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực địa chất khoáng sản trong các đơn vị trực thuộc Bộ tính đến ngày 30/6/2010 là 3.371 người. Trong đó, dự kiến có khoảng 1.365 viên chức thuộc diện được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo dự thảo và dự kiến kinh phí để thực hiện chế độ ưu đãi khoảng 15-16 tỷ đồng mỗi năm.

  • Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
  • Đơn giản hóa TTHC để kích thích sản xuất và tiêu dùng
  • Bệnh viện dùng “điện xanh” đầu tiên ở Việt Nam
  • VEA kiến nghị tăng giá điện lên 1.500 đồng/KWh
  • Để công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp
  • Thêm Nhà máy điện gió Bạc Liêu vào quy hoạch điện VI
  • Sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non vào năm 2014
  • Phải "lượng hóa" được nhu cầu nhân lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi