Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng Anh "in tiền" chống khủng hoảng

Ngân hàng trung ương Anh vừa tuyên bố giải pháp mới chưa từng có tiền lệ nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thập niên 30 khi công khai kế hoạch bơm 75 tỷ bảng Anh vào nền kinh tế trong vòng ba tháng tới.

 

Lo ngại bởi những dấu hiệu trục trặc của hệ thống ngân hàng Anh đang tước đi niềm tin của các hãng và người tiêu dùng, Bộ trưởng Tài chính Alistair Darling yêu cầu ngân hàng Anh bắt đầu “tạo ra tiền" - giải pháp từng được Nhật Bản sử dụng để kết thúc thập niên suy thoái và giảm phát.

 

Ngân hàng tuyên bố, sẽ thực hiện biện pháp Nới lỏng tiền tệ vào tuần tới sau khi ủy ban chính sách tiền tệ quyết định giảm lãi suất ngân hàng lần thứ 6 kể từ khi hệ thống tài chính toàn cầu lâm vào cảnh khủng hoảng tháng 10 năm ngoái. Lãi suất hiện nay là 0,5% - con số chưa từng thấy trong lịch sử 315 năm của Ngân hàng.

 

Mervyn King, Thống đốc Ngân hàng cho biết, chưa chắc họ sẽ quyết định tiếp tục giảm lãi suất và các nhà hoạch định chính sách sẽ chuyển sang tập trung vào việc tạo ra tiền làm biện pháp thay thế. "Chúng tôi đã rất gần với con số 0. Điều chúng tôi đang làm hiện nay là quay sang rót tiền trực tiếp vào nền kinh tế", ông nói.

 

Kế hoạch mà  Thống đốc King đưa ra là kết quả của ba tháng tích cực tập trung tìm giải pháp tại Ngân hàng và bộ Tài chính, khi các quan chức tìm kiếm sự tư vấn từ Tokyo và phân tích kinh nghiệm của Mỹ với biện pháp Nới lỏng tiền tệ thời kỳ Đại Suy thoái.

 

Theo đó, ông Darling đã cấp phép cho Ngân hàng tạo ra tiền với hy vọng tiền được bơm sẽ tới tay người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp, vì thế mà thúc đẩy nhu cầu.

Thống đốc Ngân hàng Anh từ chối dự đoán khi nào tình trạng suy thoái chấm dứt. Cả Ngân hàng trung ương và bộ Tài chính Anh đều đưa ra bức tranh ảm đảm về triển vọng kinh tế gần đây, và lãnh đạo bộ Tài chính đang cân nhắc một gói giải pháp cứu trợ mới nhằm kích thích hoạt động kinh tế.

 

* Nới lỏng tiền tệ (Quantitative Easing): là thuật ngữ chỉ chính sách tiền tệ nới lỏng mà ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) đã từng sử dụng trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Theo thuật ngữ này, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng một lúc hai công cụ là hạ lãi suất triệt để và bơm tiền trực tiếp vào ngân hàng để tạo ra cung tín dụng tức thời. Trong trường hợp Nhật Bản, BOJ đã giữ lãi suất 0% và xấp xỉ 0% trong vài năm liên tục. Đồng thời BOJ cho vay khẩn cấp hệ thống tài chính Nhật, bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính và kể cả các công ty chứng khoán.

 

* Tạo ra tiền (creating money): Để tạo ra tiền, FED New York mua các chứng khoán chính phủ từ các ngân hàng và công ty môi giới chứng khoán. Tiền sẽ được tạo ra nhiều hơn khi ngân hàng và các nhà môi giới cho vay tiền họ thu được từ bán chứng khoán chính phủ tới các khách hàng, người sẽ tiêu dùng vào hàng hoá và dịch

(Theo VietNamnet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Lãi suất Euro và Bảng Anh thấp nhất trong lịch sử
  • Thị trường tiền tệ thế giới tuần kết thúc này 13/03/2009: các đồng tiền rớt giá
  • So đo lãi suất, tỉ giá
  • Bị từ chối giải cứu, tiền Đông Âu mất giá
  • Tỷ giá USD/VND: Đề phòng đầu cơ
  • Đồng won Hàn Quốc thấp nhất vòng 11 năm
  • Tháng 1/2009: Số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 2,3%
  • Tỷ giá sẽ theo hướng ổn định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!