Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ thế giới ngày 24/02/2009: các đồng tiền châu Á giảm giá

Trong ngày hôm qua 24/02, các đồng tiền châu Á đều giảm so với USD trong đó đồng won chạm xuống gần mức thấp nhất 11 năm qua sau khi chứng khoán Mỹ giảm kỷ lục thúc đẩy các nhà đầu tư hạn chế đổ tiền vào các tài sản trên các thị trường mới nổi.

Đồng won mất giá  1,8% còn 1.516,30. Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 đã giảm 1,5% sau khi chỉ số Standard & poor’s 500 index giảm xuống mức thấp nhất kể từ 1997. Đồng Yên đã giảm liên tiếp năm ngày qua  so với Euro, thời gian giảm lâu nhất kể từ tháng 9/2008, trước khi bộ tài chính thông báo các số liệu trong ngày hôm nay, bản cáo cáo  mà giới phân tích đã dự kiến có thể thâm hụt thương mại sẽ tăng lên 1,2 nghìn tỷ yên ( 12,7 tỷ USD) trong tháng 1/2009.
Ngày hôm qua, đồng Yên Nhật đã chạm xuống mức thấp nhất 12 tuần qua so với USD trước khi chính phủ đưa ra báo cáo kinh tế mà các chuyên gia dự kiến rằng suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng.
Đồng Yên cũng đã giảm  xuống mức thấp nhất một tháng qua so với Euro sau khi thủ tướng Nhật Bản ông Taro Aso phê chuẩn giảm tỷ lệ lãi suất xuống còn 6,8% so với mức 11,4% mà tờ  báo Sankei đã dự kiến. USD đã giảm so với Euro do dự kiến bản báo cáo của Mỹ đưa ra trong ngày tới sẽ cho thấy giá nhà tại đây đã giảm với tốc độ kỷ lục trong tháng 12.
Vào lúc 7:49 phút sáng qua tại Luân Đôn, Yên giảm còn 95,21/ USD so với mức 94,61 ngày hôm trước đó tại Niu Oóc.  Yên đã giảm 8,4% kể từ khi đạt mức cao nhất 13 năm vào ngày 21/01. Yên cũng giảm còn 121,29/ euro so với mức 120,10 ngày trước đó- thời điểm đạt 121,93/ euro, mức thấp nhất kể từ 19/01.
USD cũng giảm còn 1,2739 USD/ euro so với mức 1,2694 USD/ euro và giảm còn 1,4533 USD so với GBP so với 1,4487 USD.
Giá tiêu dùng của Nhật đã giảm lần đầu tiên trong hơn một năm qua trong tháng 1.
Tỷ giá đồng Won giảm 16% vào năm nay, đưa đồng tiền này vào hàng giao dịch tồi tệ nhất trong số 10 tiền tệ được lưu hành thông dụng nhất tại châu Á. Không một đồng tiền nào được coi là đang trên đà hồi phục.  
Callum Henderson, nhà chiến lược tiền tệ toàn cầu tại Standard Chartered Plc (Singapore) cho biết: “Đồng Won đang phải chịu sức ép cấp vốn bằng đôla tại Hàn Quốc và vấn đề thanh toán nợ ngắn hạn". Ngân hàng Trung ương nước này cho biết, nhu cầu đối với các loại tiền đô của giới ngân hàng Hàn Quốc đang giảm sút do các khoản nợ nước ngoài đến kỳ thanh toán hàng tháng hoặc hàng năm ít nhất là 50% so với quý IV/2008.

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định
  • Thị trường tiền tệ thế giới châu Á tuần kết thúc ngày 20/03: sụt giảm mạnh
  • Các đồng nội tệ Đông Âu đang ngày một mất giá
  • Hiệu ứng giảm lãi suất
  • Tỷ giá 2009: Tăng trong vòng kiểm soát?
  • Nỗi lo lãi suất
  • Chính sách tỷ giá nào?
  • Một mặt bằng lãi suất mới được thiết lập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!